CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo vệ môi trường
21 Chính sách thuế môi trường tại các nước Châu Âu và khuyến nghị đối với Việt Nam / Trần Lương Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 24-34 .- 336.2
Chính sách thuế môi trường (hay còn gọi là thuế xanh, thuế sinh thái) là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính sách thuế gián thu của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia sử dụng thuế môi trường như một công cụ tài chính hữu hiệu nhằm hạn chế những hành vi gây tác động xấu đến môi trường để góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường. Bài viết khái quát kinh nghiệm của châu Âu trong việc áp dụng thuế môi trường và đưa ra khuyến nghị về việc hoàn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
22 Khung khổ chính sách hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay / Nguyễn Diệu Hà // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 55-57 .- 327
Hiện nay các chính sách hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường được coi là một thành phần quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Hệ thống văn bản các chính sách ở cấp Trung ương được ban hành khá đa dạng, với nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Nhìn chung, các chính sách hiện hành về lĩnh vực này cho đến nay đã đảm bảo được những yêu cầu cụ thể của ngành chính sách công, bao gồm những yêu cầu về mục tiêu chính sách, nội dung chính sách và giải pháp chính sách.
23 Xanh hóa dịch vụ trong thương mại điện tử tại Việt Nam / Trần Thị Trà My // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 97 - 99 .- 332
Bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy nhanh nỗ lực xanh hóa dịch vụ trong thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian tới.
24 Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 / Lại Văn Mạnh // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 35-37 .- 363
Trình bày các vấn đề: Công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường; Chính sách phát triển ngành kinh tế môi trường; Nguồn lực cho bảo vệ môi trường.
25 Chuyển đổi xanh thực hiện mục tiêu Net Zero tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam : bài học và giải pháp / Nguyễn Mạnh Chuyền, Lê Thanh Tùng // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 76-79 .- 363
Tổng quan các giải pháp bảo vệ môi trường của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam để chuẩn bị cho mục tiêu thực hiện Net Zero vào năm 2050; Đề xuất giải pháp chuyển đổi xanh hướng tới thực hiện hóa Net Zero vào năm 2050.
26 Một số vấn đề về thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường của Việt Nam / Hà Huy Phong // .- 2023 .- Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 42- 47 .- 340
Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện hơn 40 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việc thực hiện các cam kết quốc tế trong các công ước này một phần phản ánh xu thế tất yếu của nhân loại, một phần nhằm bảo vệ các lợi ích dân sinh và kinh tế của Việt Nam, nhằm hướng tới hiện thức hóa các nỗ lực về phát triển bền vững. Bài viết phân tích một số cơ sở lý luận về việc thực hiện cam kết quốc tế, các phương thức thực hiện và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện cam kết quốc tế đó.
27 Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng của Hàn Quốc : một số thách thức và giải pháp / Lương Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 19-21 .- 363
Ra đời vào năm 1995, Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng của Hàn Quốc được coi là một biện pháp mang tính cách mạng để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng về rác thải, với hai mục tiêu chính là áp đặt chi phí xử lý rác lên người gây ô nhiễm và cung cấp dịch vụ thu gom miễn phí đối với rác tái chế. Trong quá trình chuẩn bị, áp dụng hệ thống này, Hàn Quốc đã gặp không ít thách thức, tuy nhiên, họ đã đưa ra được những giải pháp thích hợp và trở thành một ví dụ điển hình về việc áp dụng thành công chính sách môi trường dựa trên thị trường. Do vậy, nghiên cứu chủ đề này sẽ mang lại những kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong vấn đề quản lý rác thải.
28 Đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dệt may từ vật liệu mới / Đinh Thế Hùng, Võ Khải Sơn // .- 2023 .- Số 240 - Tháng 9 .- Tr. 40-47 .- 658
Bài viết đánh giá nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam đối với các loại vật liệu mới, cũng như xác định nhóm đối tượng chính của các sản phẩm dệt may có nguồn gốc từ vật liệu mới. Từ đó, xác định được cách tiếp cận phù hợp tới tệp khách hàng này và mở ra hướng đi mới cho ngành dệt may Việt Nam.
29 Xã hội hóa nguồn lực để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học / Nguyễn Văn Phấn // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 24-25 .- 363
Trình bày các vấn đề: xã hội hóa trong bảo vệ môi trường; xã hội hóa trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; xã hội hóa trong ứng phó, thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp xã hội hóa bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học.
30 Đề xuất hoàn thiện danh mục sản phẩm, hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường / Đào Thanh Phương // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 19-22 .- 336.2
Thuế bảo vệ môi trường là một trong những công cụ kinh tế thông qua việc đánh thuế đối với những sản phẩm, hàng hóa thể hiện định hướng, điều tiết của Nhà nước, nhằm góp phần hạn chế việc tiêu dùng một số sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường. Qua quá trình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường đến nay cho thấy, quy định về các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế đã phát sinh một số vấn đề đòi hỏi cần nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đảm bảo tính bao quát, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tế.