CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dầm bê tông

  • Duyệt theo:
51 Kiến nghị về tính toán cốt đai cắt của dầm bê tông cốt thép chịu lực tập trung theo SP63.13330.2012 / PGS. TS. Lê Bá Huế // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Số 03 .- Tr. 74-78 .- 624

Giới thiệu tóm tắt phương pháp tính toán cốt đai (không có cốt xiên) của dầm bê tông cốt thép chịu lực tập trung theo SP63.13330.2012 của Nga. Qua bài báo, tác giả đã chỉ ra những khiếm khuyết trong các công thức thực hành và đề xuất qui trình tính toán mới, phù hợp hơn.

52 Xác định hư hỏng do dầm bê tông cốt thép ứng suất trước sử dụng các đáp ứng dao động / Nguyễn Minh Tuấn Anh, Hồ Đức Huy // .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 121-124 .- 624

Kết quả nghiên cứu của bài báo cho thấy phương pháp chẩn đoán hư hỏng dựa trên các đáp ứng dao động có khả năng xác định hư hỏng trong kết cấu.

53 Khảo sát số ứng xử của dầm bê tông cốt sợi thép tính năng siêu cao (UHPFRC) / Trần Trung Hiếu, Đặng Vũ Hiệp, Vũ Quốc Anh, T Lê Anh Tuấn // Xây dựng .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 289-293 .- 624

Giới thiệu kết quả mô phỏng số dầm bê tông cốt sợi thép tính năng siêu cao bằng phần mềm thương mại ABAQUS. Mô hình phần tử hữu hạn 3D phi tuyến có xét đến sự phá hoại dẻo của vật liệu bê tông cùng với đặc tính vật liệu bê tông thu được từ các kết quả thí nghiệm kéo trực tiếp và đặc tính nén đề nghị bởi AFGC-SETRA và JSCE đã được sử dụng.

54 Sức kháng uốn của dầm bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823-5:2017 với nhiều trường hợp cốt thép thanh chịu kéo và nén / TS. Nguyễn Duy Liêm // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 79-82 .- 624

Trình bày kết quả xác định sức kháng danh định của dầm bê tông cốt thép thường với nhiều trường hợp bố trí cốt thép thanh khác nhau. Kết quả nghiên cứu giúp kỹ sư thiết kế cầu, đặc biệt là các sinh viên ứng dụng để xác định sức kháng uốn phù hợp.

55 Ứng xử uốn của dầm bê tông căng sau dùng cáp không bám dính gia cường tấm CFRP chịu tải trọng lặp / Phan Vũ Phương, Trần Thanh Dương, Ngô Hữu Cường, Nguyễn Minh Long // Xây dựng .- 2018 .- Số 07 .- Tr. 144-150 .- 624

Khảo sát ứng xử uốn của dầm bê tông căng sau dùng cáp không bám dính (UPC) gia cường tấm CFRP kháng uốn dưới tác dụng tải lặp. Chương trình thực nghiệm được tiến hành trên sáu dầm UPC tiết diện chữ T kích thước lớn với hàm lượng tấm CFRP thay đổi, có và không có hệ neo U-wraps với diện tích neo và vùng bố trí khác nhau (bố trí tập trung ở hai đầu dầm hoặc bố trí kết hợp trong nhịp uốn và hai đầu dầm).

56 Đánh giá độ tin cậy chịu uốn của dầm bê tông cốt thép từ các phép đo không phá hủy / Trần Minh Đức, Nguyễn Quang Tùng // Xây dựng .- 2018 .- Số 06 .- Tr. 54-58 .- 624

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng độ tin cậy của kết cấu phụ thuộc rất lớn vào đặc tính của các tham số đầu vào. Một sai số nhỏ trong việc ước lương quy luật phân bố của biến đầu vào có thể gây ra những sai số khá lớn cho kết quả phân tích. Đặc biệt đối với các phép đo thực nghiệm không phá hủy tại hiện trường, thường phải chấp nhận sai số do chất lượng của thiết bị đo cũng như đặc tính ngẫu nhiên của kết cấu. Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng mô hình phân tích độ tin cậy kết cấu theo lý thuyết xác suất, chấp nhận sai số của biến đầu vào để phân tích độ tin cậy của kết cấu theo đại số khoảng. Độ tin cậy của kết cấu cũng sẽ biến thiên trong một khoảng nhất định, tùy thuộc vào đặc tính của các thông số đo đạc.

57 Nghiên cứu sửa chữa gia cường dầm bê tông cốt thép thường bằng cốt thép thường và vữa cường độ cao / TS. Nguyễn Đình Hùng, KS. Trần Quốc Nghi // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr.53 – 58 .- 624

Theo thời gian sử dụng, kết cấu dầm cầu thường bị giảm chất lượng, do đó việc gia cường cầu là cần thiết. Vữa cường độ cao và cốt thép thường có thể áp dụng để sửa chữa và gia cường kết cấu cầu. Kết quả thí ngiệm chỉ ra rằng, dầm mảnh được thí nghiệm có chỉ số a/d từ 4.55 đến 4.85 bị phá hủy do uốn. Khi gia cường bằng vữa cường độ cao và cốt thép thường từ 49,3% và 65,6% của chiều dài nhịp cắt tính từ điểm gia tải, sức kháng của dầm tăng lần lượt từ 16,5% và 28,1 % so với dầm không được gia cường. Khi dầm được gia cường cũng chuyển từ phá hủy uốn sang phá hủy cắt kéo.

58 Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật của dầm cầu bê tông cốt thép dự ứng lực nhịp giản đơn nhằm hướng tới cải thiện hạ thấp chiều cao và gia tăng khẩu độ nhịp / TS. Đặng Việt Đức, PGS. TS. NCVCC. Đặng Gia Nải // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 19-25 .- 624

Nghiên cứu khảo sát với trường hợp cấu tạo thêm 2 cặp bản ghép có kích cỡ tương ứng 200x35 và 100x35 (mm) vào vùng bầu trên của dầm 133m căng sau; và 2 trường hợp tăng cường thêm hệ thống dự ứng lực ngoài vào kết cấu nhịp.

59 Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử của dầm bê tông cốt thủy tinh (GFRP) so với dầm bê tông cốt thép / Trần Ngọc Thạch, Lê Công Bằng, Nguyễn Lâm Bình, Trịnh Minh Duy, Nguyễn Mai Chí Trung // Xây dựng .- 2018 .- Số 02 .- Tr. 51-53 .- 624

Trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông cốt thép thủy tinh (GFRP) và cốt thủy tinh kết hợp cốt thép so với dầm bê tông cốt thép. Sáu dầm bê tông được gia cường bởi cốt thép và cốt GFRP đã được thí nghiệm cho đến khi dầm bị phá hoại. Ứng xử của dầm trước và sau khi nứt, từ khi cốt thép chảy dẻo đến khi dầm bị phá hoại được trình bày thông qua hệ tải trọng – độ võng. Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng chịu lực của dầm có cốt GFRP lớn hơn gần hai lần so với dầm bê tông cốt thép.

60 Mô phỏng ứng xử của dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn / Đặng Vũ Hiệp // Xây dựng .- 2018 .- Số 04 .- Tr. 135-138 .- 624

Trình bày một cách tiếp cận mô phỏng dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn đồng đều, được thực hiện trên phần mềm ATENA 2D. Kết quả phân tích được so sánh với một vài kết quả thực nghiệm của một số tác giả đã công bố. Sau đó khảo sát tham số được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của mất mát lực dính và mất mát diện tích tiết diện ngang của cốt thép lên ứng xử của dầm.