CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dầm bê tông

  • Duyệt theo:
31 Phân tích, đánh giá khả năng chịu lực của dầm liên hợp bán lắp ghép VFT theo lý thuyết phi tuyến / TS. Ngô Văn Minh // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 32-35 .- 624

Tiến hành phân tích sự làm việc của dầm liên hợp bán lắp ghép VFT bằng phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng phần tử khối và mô hình phi tuyến cho vật liệu bê tông và thép, từ đó xác định khả năng làm việc của dầm và hệ số kết cấu của tính toán dầm theo lý thuyết dầm tuyến tính.

32 So sánh ảnh hưởng của cốt thép dọc chịu kéo và chịu nén đến độ võng của dầm bê tông cốt thép tính theo tiêu chuẩn Úc AS 3600:2018 / Nguyễn Hữu Anh Tuấn // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 76-79 .- 624

Khảo sát hiệu quả điều chỉnh độ võng của dầm bê tông cốt thép bằng cách thay đổi lượng cốt thép dọc bố trí trong dầm. Các tính toán về độ cứng chống uốn và độ võng được thực hiện theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu của Úc AS 3600:2018.

33 Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu lực của dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn trong môi trường xâm thực clorua / Trần Hoài Anh, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Hoàng Giang // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 81-86 .- 624

Trong nghiên cứu này, tám dầm bê tông cốt thép có các kích thước BXHXL = 150x200x2200 mm đã được chế tạo trong phòng thí nghiệm bằng bê tông có cấp độ bền B30, các thanh cốt thép dọc có đường kính danh nghĩa 12 mm thuộc nhóm thép CB300-V. Các dầm thí nghiệm được tiến hành gia tốc ăn mòn cốt thép và chia làm bốn nhóm dầm có mức độ ăn mòn cốt thép lần lượt là 5-6%, 9-10% và 13-15%, dựa trên khối lượng kim loại bị mất đi do ăn mòn so với khối lượng kim loại ban đầu. Tiếp theo, thí nghiệm uốn bốn điểm đã được tiến hành trên các mẫu dầm cho đến phá hoại. Các kết quả thực nghiệm cho phép so sánh sự làm việc chịu uốn của dầm bị ăn mòn so với dầm không bị ăn mòn, và xác định ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép dọc đến khả năng chịu lực giới hạn của dầm bê tông cốt thép.

34 Nghiên cứu tối ưu hóa dầm bê tông cốt thép ứng lực trước bằng thuật toán di truyền theo tiêu chuẩn Việt Nam 5574-2012/ / Bùi Phương Huỳnh, Trần Tuấn Kiệt // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 118-122 .- 624

Nghiên cứu ứng dụng thuật toán di truyền để thiết kế tối ưu dầm bê tông ứng lực trước nhằm làm giảm chi phí trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kinh tế, đã được sự quan tâm đặc biệt của các nhà thiết kế. Bài báo sẽ nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ lập trình Matlab, xây dựng chương trình tự động tính toán thiết kế tối ưu dầm BT DƯL sử dụng thuật toán di truyền kết hợp lý thuyết tính toán thiết kế kết cấu BT ƯLT theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2012, với dữ liệu đầu vào do người thiết kế khai báo.

35 Ảnh hưởng của hàm lượng cốt dọc đến khả năng kháng cắt của dầm bê tông cốt thép được gia cường kháng cắt bằng tấm GFRP dạng U / Lã Hồng Hải, Nguyễn Minh Long // Xây dựng .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 29-32 .- 624

Trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của hàm lượng cốt dọc và số lớp tấm GFRP dạng U gia cường kháng cắt đến khả năng kháng cắt và chuyển vị của dầm bê tông cốt thép. Chương trình thực nghiệm được thực hiện trên tám mẫu dầm tiết diện chữ nhật có cùng kích thước (200x500x3400mm), có hàm lượng cốt dọc thay đổi (1.71% và 2.08%) và số lớp tấm GFRP dạng U dùng để gia cường kháng cắt khác nhau (một, hai và ba lớp).

36 Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài bảo vệ cốt thép bằng vữa cường độ cao cốt sợi thép đến khả năng chịu lực của dầm bê tông cốt thép thường / TS. Nguyễn Đình Hùng, KS. Võ Thanh Quân // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 88-91 .- 624

Bài báo sử dụng vữa cường độ cao cốt sợi thép để bảo vệ cốt thép trong chiều dài nhỏ được thực hiện để đánh giá khả năng bảo vệ cốt thép và sức kháng của dầm.

37 Mô phỏng số ứng xử cắt của dầm bê tông tính năng siêu cao gia cường cốt sợi / Hồ Hữu Tưởng, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Dịu Hương, Tô Ngọc Minh Phương // Xây dựng .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 132-137 .- 624

Mô phỏng ứng xử cắt của dầm bê tông tính năng siêu cao gia cường cốt sợi (UHPFRC) bằng cách sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Mô hình số được thực hiện có xét tới tính chất siêu việt của UHPFRC như cường độ chịu nén rất cao, cường độ chịu kéo cao và đặc biệt là ứng xử tái bền khi chịu kéo.

38 Mô hình phân tích ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu tải trọng sử dụng / TS. Đặng Vũ Hiệp // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 13-22 .- 624

Giới thiệu một mô hình đơn giản phân tích ứng xử của dầm bê tông cốt thép dưới tác dụng của tải trọng sử dụng. Mô hình cho phép xác định độ cứng và độ võng của dầm đơn giản có tính đến ảnh hưởng của bê tông vùng kéo (tension – stiffening). Mô hình đề nghị được kiểm chứng trên hai dầm thực nghiệm bởi Renata S.B và cộng sự. Các kết quả sau đó được so sánh với kết quả mô phỏng số cho thấy mô hình đề xuất tin cậy và có thể dùng để phân tích ứng xử của dầm chịu uốn trong giai đoạn sử dụng.

39 Nghiên cứu ứng xử uốn của dầm bê tông geopolymer tro bay cốt thép / Trần Việt Hưng, Nguyễn Ngọc Long, Đào Văn Đông // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 58-61 .- 624

Bài báo trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về ứng xử uốn của dầm bê tông geopolymer cốt thép (RGPC). Tiến hành chế tạo 9 mẫu thử dầm RGPC sử dụng bê tông geopolymer tro bay (GPC) có cường độ đạt cấp 40 với các hàm lượng cốt thép khác nhau. Thí nghiệm uốn bốn điểm cho đến khi phá hoại để xác định ứng xử uốn của các dầm RGPC. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các giai đoạn chịu lực khi uốn của dầm bê tông geopolymer cốt thép giống như đối với dầm bê tông xi măng cốt thép. Mô - mem kháng danh định tính toán cho dầm RGPC theo hệ số khối chữ nhật đề xuất phù hợp hơn so với tính toán tiêu chuẩn AASHTO 2007.

40 Nghiên cứu bản bê tông cốt thép loại dầm bằng phần mềm ANSYS / TS. Bùi Quốc Bình // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 97-99 .- 624

Một bài toán thường gặp trong tính toán các kết cấu công trình xây dựng như cầu tàu bến cảng, nhà, xưởng bê tông cốt thép là thiết kế cốt thép cho bản sàn. Giải quyết bài toán này bằng phương pháp tính toán thủ công tốn nhiều thời gian, kết quả mang tính chuyên biệt, khó tùy chỉnh trường hợp tính toán để giải quyết các bài toán tương tự. ANSYS là một phần mềm phân tích kết cấu mạnh, có phạm vi ứng dụng rộng rãi. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng ANSYS/Explicit solution để phân tích bản bê tông cốt thép cầu cảng loại dầm với tải trọng tăng dần từng cấp cho đến khi kết cấu đạt đến trạng thái nứt hoàn toàn.