CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Hình sự
1 Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay / Nguyễn Văn Hiếu // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 7(228) .- Tr. 26-29 .- 340
Nghiên cứu phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 và những vấn đề đặt ra như tổng quan về Pháp nhân, pháp nhân phi thương mại, pháp nhân thương mại, về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, điều kiện pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam. Vấn đề được nghiên cứu so sánh với quy định ở một số nước trên thế giới từ đó sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thượng mại nói riêng và pháp nhân nói chung trong thời gian tới.
2 Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại từ góc nhìn so sánh với pháp luật Australia / Lưu Quốc Thái // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 1(140) .- Tr. 67-79 .- 340
Bài viết phân tích quy định của pháp luật hình sự Australia và so sánh với Điều 75 Bộ luật hình sự, hy vọng sẽ giúp làm sáng tỏ thêm các quy định cũng như giải thích trong luật hình sự Việt Nam về các điều kiện này.
3 Định tội danh về hành vi giết người và cố ý gây thương tích / Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Minh Nhật // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 6 .- Tr.14 - 18 .- 345.597002632
Định tội danh là một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Dưới khía cạnh là một hoạt động tố tụng diễn ra trên thực tế, định tội danh hướng đến việc lựa chọn đúng qui phạm pháp luật hình sự để áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn trong việc định tội danh, nhất là trong trường hợp các tội có cấu thành tương tự nhau. Trên thực tế, sự khác nhau cơ bản giữa 2 tội danh này thể hiện rõ nét qua ý thức chủ quan của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm tranh cãi xung quanh việc định tội danh giữa hai loại tội này trong một số trường hợp cụ thể.
4 Tìm hiểu tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, giáo dục pháp luật của Nhà nước / Nguyễn Quang Anh // .- 2021 .- Số 5 .- Tr.5 - 9 .- 345.597002632
Rất nhiều người tham gia tố tụng khi ra trước tòa án đã "thật thà" thú nhận rằng họ không biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế, việc không biết luật không loại trừ trách nhiệm của một người về hành vi trái pháp luật mà họ đã thực hiện trên cơ sở nguyên tắc "ai cũng phải biết luật". Bài viết sẽ phân tích và làm rõ nguyên tắc này, đồng thời chỉ ra trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền được phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân.
5 Định kiến hành chính trong Luật hình sự Việt Nam / Nguyễn Cảnh Hợp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 16 (440) .- Tr.8 – 16 .- 340
Định kiến hành chính là một vấn đề lớn trong thực tiễn lập pháp cũng như trong khoa học pháp lý nước ngoài. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Bài viết phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng định kiến hành chính trong luật hình sự ở một số nước và Việt Nam.
6 Phần chung bộ luật hình sự năm 2015 dưới góc độ kĩ thuật trình bày / Nguyễn Ngọc Hòa // Luật học .- 2021 .- Số 1 .- Tr.3 – 16 .- 340
Trên cơ sở xác định hai yêu cầu đối với kĩ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật – yêu cầu về tính logic trong bố cục văn bản và yêu cầu về tính khoa học trong sử dụng ngôn ngữ, bài viết phân tích các hạn chế về kĩ thuật trình bày trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015. Đó là các hạn chế liên quan đến bố cục chương, điều, khoản và các hạn chế liên quan đến tính liên kết văn bản và tính thống nhất trong diễn đạt cũng như trong sử dụng từ ngữ. Cùng với việc phân tích các hạn chế này, bài viết đưa ra đề xuất khắc phục từng hạn chế nhằm góp phần hoàn thiện kĩ thuật trình bày các quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự.
7 Quy định của Bộ luật hình sự về dấu hiệu định tội đối với tội nhận hối lộ / Đào Phương Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 2 (426) .- Tr. 38-43 .- 340
Bài viết phân tích những điểm mới trong quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 (BLHS năm 2015) về dấu hiệu định tội của tội nhận hối lộ. Bài viết cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, bấp cập trong quy định của BLHS năm 2015 về vấn đề này.
8 Bảo đảm quyền bình đẳng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay / Võ Quốc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 26 - 31 .- 340
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân.
9 Phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Hà Lệ Thuỷ, Nguyễn Hoàng Anh Tuấn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 28-33 .- 343.03
Trình bày hành vi cho vay lãi nặng và pháp luật hình sự hiện hành quy định về tội phạm cho vay lãi nặng; thực trạng và nguyên nhân phát sinh tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; phòng ngừa tội phạm cho vay lãi nặng trong bối cảnh hiện nay.
10 Bảo đảm “Quyền im lặng” của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự / Võ Quốc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 13 (413) .- Tr.19 – 23 .- 340
Hiến pháp năm 2013 và Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã gián tiếp ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự . Vậy, cần phải bảo đảm thực hiện quyền này của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích khái niệm, thực trạng bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở Tòa án Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền im lặng của bị cáo.