CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện gian lận tài chính / Đặng Anh Tuấn // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- 59-62 .- 332

Gian lận tài chính gây tổn hại nghiệm trọng đến sự lành mạnh thị trường tài chính của một quốc gia và niềm tin của các nhà đầu tư. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm phân loại gian lận, xác định hành vi và dấu hiệu gian lận để có các biện pháp phòng chống, phát hiện và xử lý kịp thời gian lận báo cáo tài chính. Bài viết này giới thiệu một số công nghệ Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng trong việc phát hiện gian lận báo cáo tài chính. Trong đó, chiến lược tiếp cận nhiều lớp nhằm sàng lọc trường hợp gian lận ban đầu dựa trên phân tích dữ liệu và điều tra sâu hơn để phát hiện gian lận tinh vi đang được xem là nguyên tắc chủ đạo để ứng dụng các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, việc vận dụng các công nghệ này cần được phân loại dựa trên các kỹ thuật giám sát nhằm ngăn ngừa gian lận xảy ra và kỹ thuật không giám sát nhằm phát hiện kịp thời gian lận được xem là chiến lược phát hiện gian lận hữu hiệu nhất trong việc áp dụng Trí tuệ nhân tạo trong gian đoạn hiện nay.

2 Có nên cho vay góp vốn, hoàn thanh toán và chứng minh tài chính? / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Đinh Văn Hoàn // Ngân hàng .- 2022 .- Số 20 .- Tr. 34-37 .- 332.024

Ngoài những nhu cầu vay vốn không được cho vay được quy định tại Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng có thể không được cho vay đối với các nhu cầu vốn để: (1) Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty khác; (2) Thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật; bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa; (3) Chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay trong các quan hệ giao dịch dân sự với bên thứ ba. Những quy định này trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN làm phát sinh nhiều ý kiến khác nhau từ phía người vay và các TCTD. Bài viết sẽ cho thấy được những lợi ích và rủi ro của các hoạt động cho vay nói trên.

3 Các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ tài chính di động trong đại dịch Covid-19 : vai trò của fintech / Nguyễn Minh Trí // Khoa học Yersin .- 2022 .- Tập 12(8 .- Tr. 03-09 .- 332

Nghiên cứu xem xét vai trò của các nền tảng dịch vụ tài chính di động (MFS) của người dùng tại TP.HCM trong đại dịch covid-19. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất riêng phần với cách tiếp cận 277 người dùng.

4 Vai trò của Fintech đối với hiểu biết tài chính và thúc đẩy tiếp cận tài chính ở Việt Nam / Nguyễn Thị Ngà // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 21 .- Tr. 28-34 .- 332

Thúc đẩy tiếp cận tài chính là mục tiêu quan trọng trong "Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Ứng dụng công nghệ số và nâng cao hiểu biết tài chính là hai trong số sáu mục tiêu cụ thể của chiến lược. Hiện nay Việt Nam có mức độ tiếp cận tài chính thấp với tỷ lệ chỉ gần 31% dân số được tiếp cận với hệ thống ngân hàng chính thức và hiệu quả tiếp cận hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ tài chính giúp nâng cao hiểu biết tài chính sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tiếp cận tài chính hiệu quả, bền vững.

5 Phát triển tài chính toàn diện hướng tới ổn định tài chính tại Việt Nam / PGS.TS. Lê Thị Diệu Huyền // Ngân hàng .- 2021 .- Số 14 .- Tr. 02-07 .- 332.024

Bài viết xem xét phát triển tài chính toàn diện và tác động tới ổn định tài chính nhằm đề xuất kiến nghị phát triển tài chính toàn diện hướng tới ổn định tài chính tại Việt Nam

6 Gia tăng nợ hộ gia đình và ổn định tài chính tại Việt Nam-tiếp cận từ góc độ chính sách vĩ mô / TS. Đỗ Thị Hà Thương // Ngân hàng .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 44-48 .- 332.024

Bài viết tìm hiểu mối liên hệ giữa các chính sách vĩ mô của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng nợ hộ gia đình, từ đó đề xuất một số khuyến nghị trong quản lý nợ hộ gia đình tại Việt Nam nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của gia tăng nợ hộ gia đình đến ổn định tài chính trong thời gian tới

7 Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam : Thực trạng và một số khuyến nghị, giải pháp / Trần Hoàng Minh, Nguyễn Thị Phương Thanh // .- 2021 .- Số 585 .- Tr. 46-48 .- 332.024

Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến tài chính toàn diện, từ đó xây dựng cơ sở lý luận làm tiền đề đánh giá thực trạng tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018

8 Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030 / Vũ Nhữ Thăng // Tài chính .- 2021 .- Số 746+747 .- Tr. 34-37 .- 332.024

Thị trường tài chính Việt Nam được đánh giá là vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế và còn tiềm ẩn một số rủi ro, hạn chế cần sớm có định hướng giải quyết. Phân tích những tồn tại còn hạn chế, bài viết gợi ý một số định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

9 Kết quả thực hiện chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020 và những vấn đề đặt ra / Nguyễn Thuý Quỳnh // Tài chính .- 2021 .- Số 746+747 .- Tr. 12-16 .- 332.024

Bài viết nêu những kết quả thực hiện chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020, từ đó chỉ ra những vấn đề và đưa ra định hướng xây dựng chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2045.

10 Xây dựng bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Việt Nam / Phan Thanh Bình // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 576 .- Tr. 10 - 12 .- 332.024

Cùng với sự kết nối và hội nhập ngày càng sâu sắc giữa các thị trường tài chính và nền kinh tế, những cú sốc hay khủng hoảng tài chính tại một thị trường có thể ảnh hưởng và lan truyền đến các bộ phận và quốc gia khác. Chính vì thế, việc ổn định và lành mạnh hoá hệ thống tài chính là mục tiêu quan trọng, không chỉ đem lại lợi ích cho từng quốc gia mà cho toàn bộ thị trường tài chính thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính tại một số tổ chức, tác giả đề xuất một số khuyến nghị trong việc xậy dựng chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính Việt Nam.