Có nên cho vay góp vốn, hoàn thanh toán và chứng minh tài chính?
Tác giả: Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Đinh Văn HoànTóm tắt:
Ngoài những nhu cầu vay vốn không được cho vay được quy định tại Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng có thể không được cho vay đối với các nhu cầu vốn để: (1) Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty khác; (2) Thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật; bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa; (3) Chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay trong các quan hệ giao dịch dân sự với bên thứ ba. Những quy định này trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN làm phát sinh nhiều ý kiến khác nhau từ phía người vay và các TCTD. Bài viết sẽ cho thấy được những lợi ích và rủi ro của các hoạt động cho vay nói trên.
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện gian lận tài chính
- Các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ tài chính di động trong đại dịch Covid-19 : vai trò của fintech
- Vai trò của Fintech đối với hiểu biết tài chính và thúc đẩy tiếp cận tài chính ở Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện hướng tới ổn định tài chính tại Việt Nam
- Gia tăng nợ hộ gia đình và ổn định tài chính tại Việt Nam-tiếp cận từ góc độ chính sách vĩ mô