CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản lý--Giáo dục
1 Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội = Management measures of students' self-directed learning activities in secondary schools of Chuong My district, Hanoi City / Trần Văn Hùng, Phạm Thị Hà // .- 2024 .- Số 03(64) .- Tr. 164-172 .- 370
Đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường THCS huyện Chương Mỹ (Thành phố Hà Nội) trên cơ sở nghiên cứu lý luận hoạt động tự học của học sinh THCS, thực tiễn về hoạt động tự học của học sinh và quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường THCS huyện Chương Mỹ.
2 Ảnh hưởng của lo âu trí tuệ nhân tạo đến ý định học tập trí tuệ nhân tạo của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Hà Nội / Nguyễn Hồng Châu Linh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Chu Thị Như Quỳnh // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 17-23 .- 370
Nghiên cứu tập trung khai thác các khía cạnh của trạng thái tâm lý lo âu trí tuệ nhân tạo hay lo âu AI (Arrtificial Intelligence Anxiety - AIA) và xác định mức độ ảnh hưởng của từng khía cạnh đối với ý định học tập AI của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội. Các thành tố để lựa chọn phân tích lo âu AI bao gồm: Lo âu học tập AI; Lo âu cấu hình AI; Lo âu thay thế công việc; Mù kỹ thuật xã hội.
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức hướng dẫn tự học cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ / Lê Vũ Hà, Lê Đức Anh, Phạm Thị Thơ // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 11-21 .- 370
Nghiên cứu này với mục tiêu xác định các yếu tổ ảnh hướng đến hiệu quả tổ chức hướng dẫn tự học cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục bằng phương pháp điều tra chọn mẫu với 135 sinh viên. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo; phân tích nhân tố khám phá; phân tích tương quan và phân tích hồi quy; kết quả chứng minh 6\8 biến độc lập có ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức hướng dẫn tự học cho sinh viên.
4 Biện pháp quản lý sinh viên ngoại trú tại cơ sở Mỹ Hào – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên / Trần Thị Hữu, Kim Quang Chiêu, Vũ Hùng Vỹ // .- 2024 .- Số 1 - Tháng 1 .- Tr. 139-145 .- 370
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn điều tra vấn đề quản lý sinh viên ngoại trú của cơ sở Mỹ Hào trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đã đề xuất được các giải pháp để quản lý sinh viên ngoại trú của Cơ sở. Đây là những giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ tuân theo quy định quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tính khả thi cao.
5 Thiết kế bài giảng theo mô hình hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương / Nguyễn Thị Thanh Loan, Khúc Kim Lan, Bùi Quang Thuần // .- 2024 .- Số 1 - Tháng 1 .- Tr. 168-176 .- 370
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thiết kế bài giảng theo mô hình hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh của sinh viên, bài viết đề xuất xây dựng thiết kế bài giảng theo mô hình hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh của sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy học phần tiếng Anh ở trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương hiện nay.
6 Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu vấn đề quản lý dựa vào nhà trường tại Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Mai Hường // .- 2024 .- Số 1 - Tháng 1 .- Tr. 26-32 .- 370
Thực tế cho thấy cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phân cấp trong nhà trường chưa cụ thể và rõ ràng; trong quá trình thực hiện phân cấp lại bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường khiến hiệu quả không đạt được như mong đợi, thậm chí dẫn đến tình trạng tự chủ hình thức. Để nghiên cứu toàn diện về quản lí dựa vào nhà trường, đưa ra các giải pháp vận dụng phù hợp với bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam thì cần phối hợp đa dạng các lĩnh vực nghiên cứu.
7 Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng tham gia bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trường phổ thông / Trần Thị Thơm, Phạm Ngọc Long // .- 2024 .- Số 1 - Tháng 1 .- Tr. 117-124 .- 370
Bài viết đề cập đến những nội dung cơ bản về công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, đề xuất các giải pháp phối hợp lực lượng tham gia bồi dưỡng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông.
8 Tác động của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Phát thanh truyền hình / Nguyễn Văn Hùng // .- 2024 .- Số 2 - Tháng 2 .- Tr. 9-16 .- 370
Để có nguồn nhân lực giảng viên chất lượng cao đáp ứng xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng và hội nhập quốc tế, cần có nghiên cứu về xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng để đánh giá đúng mức sự tác động lên đội ngũ giảng viên của các trường đào tạo ngành đặc thù về phát thanh và truyền hình hiện nay. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đem lại cả thách thức và cơ hội cho sự phát triển của đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng phát thanh truyền hình, bằng cách mở ra cơ hội tiếp cận kiến thức và phương pháp giảng dạy mới và đa dạng, cũng như thúc đẩy sự hội nhập, hợp tác và trao đổi chuyên môn trên phạm vi toàn cầu.
9 Vai trò của giáo dục đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020 / Nguyễn Thúy Quỳnh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 5(266) .- Tr. 79-89 .- 370
Trình bày vai trò của giáo dục đại học đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì đổi mới ở Việt Nam đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động, một số tồn tại, thách thức đối với giáo dục đại học.
10 Quản lý, giáo dục văn hoá học đường sinh viên trong bối cảnh hiện nay / Trần Anh Tuấn, Trần Thị Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.37 - 38 .- 658
Văn hoá học đường (VHHĐ) là một môi trường hoạt động đặc biệt của con người, mang tính xã hội và lịch sử. Tuỳ theo triết lý giáo dục của từng thời đại hoặc của trừng quốc gia mà người ta có thể xây dựng những cấu trúc khác nhau của VHHĐ. Đó còn là hệ thống những giá trị, những chuẩn mực vật chất và tinh thần được tích luỹ qua quá trình phát triển của trường. Những giá trị, chuẩn mực đó tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên nhằm tạo nên môi trường chuẩn mực, phù hợp với mục đích giáo dục và tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.