CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thực vật dược

  • Duyệt theo:
1 Tính đối kháng thực vật và định lượng một số chất đối kháng trong cây cỏ đậu (Arachis pintoi) / Phan Khánh Linh, Phòng Ngọc Hải Triều, Nguyễn Lê Vân, Hồ Lệ Thi // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 41-46 .- 572

Cỏ đậu (còn gọi là cỏ đậu phộng, hoàng lạc thảo) – (Arachis pintoi) – là loài cây họ đậu có khả năng cải tạo đất và làm thức ăn gia súc được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu về tính đối kháng thực vật đã được biết với sự nảy mầm và phát triển của hạt cỏ hôi, tai hùm, hoa xuyến chi, cà chua và tiêu thông qua dịch chiết methanol (MeOH) từ các bộ phận khác nhau của cỏ đậu trên cải bẹ xanh, cỏ lồng vực nước, và lồng vực cạn. Kết quả cho thấy, dịch chiết từ lá cỏ đậu kìm hãm sự nảy mầm, phát triển hạt cỏ hôi và cỏ tai hùm, trong khi dịch chiết từ rễ lại không có tác động.

3 Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và chống oxy hóa của một số cao chiết thực vật / Nguyễn Thị Xuân Thu, Đặng Đức Long, Thành Thị Thu Thủy // Sinh học .- 2019 .- Số 41(2) .- Tr. 119-128 .- 581.6

Đánh giá tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết cồn 70 độ của lá dây thìa canhm lá cỏ ngọt, vỏ quế, râu bắp và lá húng quế trên chuột đái tháo đường gây ra bởi streptozocin.

4 Khảo sát sự hiện diện của các gen không độc trên các mẫu phân lập nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) ở Việt Nam / // .- 2017 .- Số 57 (6) .- Tr. 103-111 .- 615

Xác định sự hiện diện/không hiện diện của các gen AVR ở các chủng nấm đạo ôn tại Việt Nam hiện nay.

5 Khảo sát hiệu quả của Boron đến khả năng đậu trái của cà chua Cherry (Lycopersicon esculentum var. cerasiforme) / Bùi Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Thị Hà Giang, Nguyễn Hoàng Minh // .- 2017 .- Số 57 (6) .- Tr. 112-119 .- 615

Thí nghiệm được thực hiện tại Cơ sở 3 Bình Dương, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên và 5 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm 4 mức độ acid boric phun qua lá (1, 2, 3, 4 g/L) và đối chứng (phun nước). Các cây được phun 3 lần vào thời điểm hoa nở và 2 lần tiếp theo với khoảng cách thời gian là 7 ngày. Kết quả cho thấy phun acid boric qua lá ở liều lượng 3 g/L hoặc 4 g/L làm tăng tỷ lệ đậu trái, số trái trên cây và năng suất cây. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức và đối chứng về độ dày thịt trái và tổng các chất hòa tan trong trái.

6 Các marker phân tử ứng dụng trong nhận diện dòng ớt cay bất dục đực bào chất (cytoplasmic male sterility – CMS) / Lê Thị Trúc Linh, Hồ Thị Bích Phượng, Lê Thị Kính // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 3 - 9 .- 615

Cung cấp cơ sở khoa học để chọn lựa các marker tiềm năng và phù hợp với điều kiện hiện tại ở Việt Nam trong phát hiện dòng ớt cytoplasmic male sterility - CMS.

8 Tổng hợp 2-Methyketone nhờ cải biến biến dưỡng tế bào vi khuẩn / // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 45 - 53 .- 615

2-Methylketone là chất tạo hương quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Ở thực vật, 2-Methylketone chủ yếu có vai trò giúp cây trồng đối kháng với sâu hại. Gần đây, 2-Methylketone còn được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất năng lượng sinh học. Việc khám phá ra hai gene methylketone synthase 1 (ShMKS1) và methylketone synthase 2 (ShMKS2) mã hóa cho hai enzyme chính tham gia trong sự sinh tổng hợp methylketone ở loài cà chua dại Solanum habrochaites và những gene tương đồng với chúng ở một số loài thực vật khác đã tạo nguồn gene cho nghiên cứu cải biến vi sinh vật nhằm tạo ra những chủng mới có khả năng sinh tổng hợp methylketone. Từ đó một số kết quả đạt được bước đầu trong nghiên cứu kỹ thuật biến dưỡng (metabolic engineering) hướng đến tối ưu hóa khả năng sản xuất methylketone nhờ vi khuẩn được cập nhật và phân tích.

9 Đa dạng hệ thực vật ở thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh / Đặng Văn Sơn, Hoàng Nghĩa Sơn, Trần Văn Tiến, Nguyễn Văn Tú // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 44-62 .- 615

Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh có 273 loài, 209 chi, 78 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).

10 Khảo sát nấm mốc có khả năng phân giải cellulose thu nhận từ rừng Mã Đà, Đồng Nai / Hồ Bảo Thùy Quyên, Phạm Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Mỹ Phi Long // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 63-71 .- 615

Khảo sát nấm mốc có khả năng phân giải cellulose ở rừng Mã Đà, Đồng Nai với mục tiêu xác định thành phần loài nấm mốc trong đất thu nhận từ rừng Mã Đà và khả năng phân giải cellulose của một số chủng phân lập được.