CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Tố tụng--Hình sự

  • Duyệt theo:
1 Những học thuyết chứng cử cơ bản trong tố tụng hình sự / Nguyễn Thái Phúc // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 1 – 12 .- 658

Học thuyết chứng cử là hệ thống các quan điểm, ý tưởng, lý luận khoa học về hoạt động chứng minh và chứng cứ, là bộ phận cấu thành có vị trí độc lập của khoa học tố tụng hình sự. Bài viết trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết chứng cứ cho thấy sự khác biệt, đặc thù của mỗi học thuyết cũng như sự tác động ảnh hưởng, giao thoa lẫn nhau của các học thuyết này. Bài viết cũng đề cập một trong những vấn đề phức tạp nhất đồng thời có tính học thuật nhất trong học thuyết chứng cử là khái niệm chứng cứ, những thuộc tính của chứng cứ và vai trò của chúng, những vấn đề còn tranh luận xung quanh chủ đề này.

2 Xu hướng quy định về nguyên tắc loại trừ chứng cứ trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ, Châu âu và Việt Nam / Lương Thị Mỹ Quỳnh // .- 2024 .- Số 3 (175) - Tháng 3 .- Tr. 27 – 38 .- 340

Bài viết này giới thiệu khái quát các quan điểm lý thuyết về nguyên tắc loại trừ chứng cứ, cũng như chỉ ra xu hướng mà chúng được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam, Hoa Kỳ và một số quốc gia ở Châu Âu, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.

3 Kết luận định giá tài sản trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Phương Thảo, Ngô Văn Lượng // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 77 – 92 .- 340

Kết luận định giá tài sản là một trong những nguồn chứng cứ mới được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bài viết phân tích những quy định của luật tố tụng hình sự và những hạn chế còn tồn tại trong pháp luật hiện hành về kết luận định giá tài sản (bao gồm các loại kết luận định giá tài sản, nội dung và hình thức của kết luận định giá tài sản, quyền của người tham gia tố tụng đối với kết luận định giá tài sản). Trên cơ sở những nội dung được phân tích, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nguồn chứng cứ là kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

4 Chế định đặc quyền của bên bào chữa trong tố tụng hình sự / Nguyễn Thái Phúc // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 54 – 68 .- 340

Đặc quyền tồn tại trong các ngành luật và được nhìn nhận như là những quy phạm đặc thù so với các quy phạm chung. Trong tố tụng hình sự (TTHS) đặc quyền hay lợi thế của bên bào chùa so với bên buộc tội trong một số trường hợp cụ thể nhằm tăng cường bảo đảm hơn nữa quyền của bên bào chữa - bễn luôn được xem là bên yếu thế trong quan hệ tố tụng hình sự - được thể hiện bằng thuật ngũ “favor defensionis”. Tư tưởng về favor defensionis có cội nguồn từ một số quy định của luật La Mã cổ, dần phát triển thành chế định ngày càng có tỉnh phổ quát trong pháp luật TTHS của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, lý luận TTHS ở nước ta chưa tiếp cận nhiều với chế định này. Bài viết trình bày về nguồn gốc, cơ sở lý luận của chế định favor defensionis, một số khác biệt về thể hiện của chế định này trong các hệ thống pháp luật khác nhau. Những vấn đề lý luận có tính tranh luận như tính độc lập, mối quan hệ của chế định với nhiều nguyên tắc cơ bản hoặc chế định khác của TTHS, nội hàm của chế định cũng được đề cập. Bài viết đưa ra nhận xét của tác giả về sự hiện diện của chế định favor defensionis trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015), phân tích những hạn chế trong các quy định của Bộ luật về chế định này và kiến nghị mở rộng nghiên cứu lý luận về chế định là định hướng cần được khuyến khích ở nước ta.

5 Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Nguyễn Trọng Hải // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 15 – 20 .- 340

Bào chữa là một trong những quyền cơ bản của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc pháp luật quy định như trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xem là bước "đột phá" để tháo gỡ những bất cập so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đặc biệt là các cơ chế bảo đảm quyền của những người tham gia tố tụng, nhất là bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, đến nay thực tế cho thấy giữa quy định và thực tiễn vẫn còn những cái "vênh" nhất định cần tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan về quyền bào chữa.

6 Nguyên tắc bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự / Đinh Văn Đoàn, Vũ Thị Quyên, Hà Ngọc Quỳnh Anh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 51 – 68 .- 340

Bài viết tập trung, làm sáng tỏ một số chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, xác định những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng nguyên tắc này tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trên.

7 Về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong tố tụng hình sự / Lưu Thị Ngọc Lan // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr.17 - 19 .- 340

Bài viết đề cập đến chế định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực tiễn thực hiện pháp luật, những khó khăn vướng mắc khi thực hiện và hướng đề xuất, kiến nghị.

8 Quyền im lặng trong tố tụng hình sự dưới góc nhìn so sánh / Nguyễn Văn Nam // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 30-32 .- 340

Quyền im lặng là quyền con người được thừa nhận trong pháp luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong pháp luật của nước Mỹ, án lệ nổi tiếng từ vụ án Miranda v. Arizona năm 1966 đã thiết lập quyền của người bị buộc tội có quyền im lặng. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 lần đầu tiên quy định về nội dung quyền im lặng của những người bị buộc tội. Bài viết này sẽ tập trung phân tích bản chất quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự dưới góc nhìn so sánh.

9 Hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Pháp / Mai Thanh Hiếu // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 70-83,30 .- 340

Bài viết nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Pháp về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm theo mô hình của Pháp, bảo đảm phù hợp với tính chất của giám đốc thẩm và các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

10 Bảo đảm quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện trong tố tụng hình sự / Nguyễn Văn Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 09 (457) .- Tr. 17 - 21 .- 340

Cơ sở pháp lý về bảo đãm quyền con người nói chung và quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện nói riêng trong lĩnh vực tố tụng hình sự có sự gắn bó ràng buộc giữa các quy định củ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Bài viết phân tích quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm quyền con người không bị bắt, giam giữ tùy tiện trong lĩnh vực tố tụng hình sự.