CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Tố tụng--Hình sự
21 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 / Ngô Văn Vịnh, Hoàng Thịnh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 15 (415) .- Tr.44 – 50 .- 340
Bài viết này phân tích rõ những điểm mới, những hạn chế, bất cập trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật trên các phương diện kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng như thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
22 Tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự Việt Nam / Lê Huỳnh Tấn Duy, Trần Thị Hà // Luật học .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 3 – 17 .- 340
Bên cạnh những điểm tiến bộ, quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vẫn còn một số hạn chế như: Chưa xác định rõ tạm hoãn xuất cảnh có thể được áp dụng cùng với một biện pháp ngăn chặn khác hay không, tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp gia hạn thời hạn và tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc giới hạn thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này cho cơ quan tiến hành tố tụng là chưa hợp lý; một số quy định trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 không đồng bộ với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Bài viết phân tích những vấn đề liên quan đến biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự bao gồm: Nhận thức chung và quy định của pháp luật, từ đó nêu ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
23 Hoàn thiện quy định về bị hại trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 / Vũ Gia Lâm // Luật học .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 41 – 51 .- 340
Bài viết phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại từ các góc độ khác nhau như khái niệm, quyền và nghĩa vụ của bị hại và việc bảo đảm thực hiện, nhận xét, đánh giá các các quy định về quyền và nghãi vụ của bị hại trong tố tụng hình sự và việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của bị hại; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật tố tụng hình sự, bảo đảm tốt quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, góp phần giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ.
24 Quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tranh tụng và giải pháp hoàn thiện / Phan Thị Lan Hương // Luật học .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 43 – 53 .- 340
Bài viết đưa ra quan điểm về mô hình tố tụng Việt Nam với việc lần đầu tiên ghi nhận tranh tụng là nguyên tắc trong luật tố tụng hình sự; làm rõ nội dung của nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”; đánh giá sự thể hiện của nguyên tắc trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; chỉ ra điểm hạn chế trong quy định của Bộ luật từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật để xác định đúng phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc, nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán cũng như thẩm quyền thu thập, bổ sung chứng cứ của toà án nhằm bảo đảm thực thi nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự.
25 Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về các tội phạm tham nhũng / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 8(129) .- Tr. 79 – 94 .- 340
: Bài viết tập trung phân tích một số vấn đề lý luận, quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quy định của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng, hướng dẫn của Văn phòng Liên hợp quốc về Ma tuý và tội phạm, về kỹ thuật điều tra tố tụng đặc biệt. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả tiến hành các biện pháp này ở nước ta trong thời gian tới.
26 Phát huy vai trò của luật dân sự trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự / Lê Minh Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 17 .- Tr. 53-57 .- 345
Trong hoạt động tố tụng hình sự, luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án, tránh oan, sai, công lý được thực thi đúng pháp luật; quyền con người được bảo đảm. Vai trò của luật sư được thể hiện trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhưng ở giai đoạn xét xử, vai trò của luật sư được thể hiện rõ nét và toàn diện nhất. Tuy nhiên hiện nay, sự tham gia của luật sư trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên cần thực hiện những giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục vấn đề này.
27 Đánh giá và so sánh một số quy định về bảo lĩnh trong pháp luật tố tụng hình sự Anh và xứ Wales với Việt Nam / Nguyễn Sơn Phước // Luật học .- 2019 .- Số 11 (2019) .- Tr.28 – 39 .- 340
Bài viết trình bày và phân tích một số quy định về bảo lĩnh trong pháp luật tố tụng hình sự Anh và xứ Wales như: Khái niệm, thẩm quyền áp dụng, đối tượng áp dụng, chủ thể nhận bảo lĩnh và trình tự, thủ tục áp dụng, so sánh quy định về bảo lĩnh của Anh và xứ Wales với pháp luật Việt Nam; rút ra những bài học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
28 Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự / Võ Minh Kỳ, Nguyễn Phương Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 16 – 24 .- 340
Quyền im lặng là một quyền mới của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Đặc biệt hơn, việc quy định quyền này cho một chủ thể mới là pháp nhân thương mại phạm tội cũng làm phát sinh một số vấn đề pháp lý cần phải làm rõ. Bài viết trước hết phân tích lý luận về quyền im lặng của thể nhân và quyền im lặng của pháp nhân; về việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; chỉ ra một số vấn đề pháp lý cần làm rõ về quyền im lặng của pháp nhân phạm tội và đưa ra một số gợi mở hoàn thiện.
29 Thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền con người trong tố tụng hình sự ở Việt Nam / Nguyễn Văn Đổng // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 21 – 32 .- 340
Quyền con người trong tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quyền con người. Đây là vấn đề mà quốc tế cũng như từng quốc gia, trong đó có Việt Nam, luôn quan tâm ghi nhận trong luật và bảo đảm thi hành trong thực tiễn đời sống xã hội. Bài viết phân tích quy định về quyền con người, việc bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền con người của các cơ quan tư pháp, trung tâm là hệ thống tòa án, chỉ ra những hạn chế của việc đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự; đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và tăng cường bảo vệ quyền con người trong thời gian tới.
30 Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam / Phan Thị Thanh Mai // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 58 – 69 .- 340
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp ngăn chặn có tính phổ biến trong tố tụng hình sự Việt Nam. Cùng với biện pháp ngăn chặn tạm giam, biện pháp này đã phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam ít được nghiên cứu một cách độc lập. Để góp phần phát huy hơn nữa hiệu quả của biện pháp ngăn chặn này, bài viết phân tích những bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bắt bị can, bị cáo để tạm giam và kiến nghị hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp này.