CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Lún công trình

  • Duyệt theo:
1 Xây dựng tiêu chí lựa chọn phương pháp đánh giá độ ổn định mốc lưới độ cao cơ sở trong quan trắc lún công trình / Đoàn Thị Bích Ngọc // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 108-111 .- 690

Phân tích cơ sở lý thuyết, ưu và nhược điểm của bốn phương pháp: Kostekhel, thuật toán bình sai truy hồi, thuật toán bình sai lưới tự do, phân tích tương quan từ đó xây dựng ra các tiêu chí nhằm lựa chọn ra phương pháp đánh giá độ ổn định của mốc lưới độ cao cơ sở cho phù hợp.

2 Giải thuật lặp với sự kiểm soát về mặt độ lún để xác định mặt phẳng trung hòa của cọc đơn chịu ma sát âm / Vũ Trọng Hiếu, Phạm Đức Tiệp, Lê Thanh Tú // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 32-37 .- 624

Dựa trên đặc điểm mặt phẳng trung hòa được đưa ra bởi Fellenius, bài báo trình bày giải thuật lặp với sự kiểm soát về mặt chênh lệch lún của cọc đơn và đất nền xung quanh để xác định vị trí mặt phẳng trung hòa. Từ thuật toán lặp đưa ra, bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic đã xây dựng được chương trình tự động hóa tính toán sức chịu tải của cọc có xét đến ma sát âm.

3 Vận tốc biến dạng lún của sét bão hòa do cố kết và từ biến từ kết quả thí nghiệm nén cố kết / ThS. NCS. Lâm Ngọc Quí, PGS. TS. Bùi Trường Sơn // Xây dựng .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 78-82 .- 624

Từ kết quả thí nghiệm cố kết thoát nước một phương và hai phương, vận tốc biến dạng lún thực tế và dự tính theo giá trị hệ số cố kết thứ cấp của đất loại sét được tính toán và phân tích. Vận tốc biến dạng lún cố kết của sét mềm phụ thuộc vào chiều dài đường thấm trong khi biến dạng từ biến chỉ phụ thuộc bề dày lớp đất.

4 Nghiên cứu lựa chọn phương pháp quan trắc lún nền đường sắt tốc độ cao dạng tấm bản / ThS. Chu Quang Chiến, TS. Nguyễn Hồng Phong // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 79-83 .- 624

Thông qua nền tảng kinh nghiệm xây dựng công trình đường sắt cao tốc ở các nước phát triển trên thế giới, nghiên cứu bối cảnh và nguyên lý đánh giá, dự báo, đề xuất một số vấn đề thực tế để tiến hành thảo luận.

5 Xử lý lưới quan trắc lún công trình bằng phương pháp bình sai tuần tự / Huỳnh Nguyễn Quốc Định Quốc, Trần Thị Bảo Trâm // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 27-30 .- 624

Quan trắc lún công trình là công tác rất quan trọng và rất cần thiết để đánh giá độ ổn định của công trình. Tuy nhiên, công tác xử lý số liệu mạng lưới quan trắc qua các chu kỳ làm tăng khối lượng công việc tính toán khi sử dụng phương pháp bình sai tiêu chuẩn (bình sai tham số hoặc bình sai điều kiện). Chính vì vậy, việc ứng dụng phương pháp bình sai tuần tự (bình sai truy hồi) trong công tác xử lý mạng lưới quan trắc lún công trình được chia nhỏ khối lượng tính toán qua các chu kỳ khi mạng lưới có số lượng trị đo khổng lồ. Phương pháp bình sai tuần xử lý từ trị đo hoặc từng nhóm trị đo, sau đó quy nạp từng trị đo tiếp theo giúp cho việc nghịch đảo ma trận, tính toán các ma trận trở nên dễ dàng.

6 Phân tích chuyển vị của tường vây và lún nền công trình lân cận khi thi công hố đào sâu bằng mô phỏng plaxis 2D / Trần Văn Thân, Trần Thanh Danh, Tô Thanh Sang // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 92-96 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu tính toán chuyển vị hệ tường vây và lún nền đường trong quá trình thi công bằng phương pháp PTHH ứng dụng Plaxis 2D 8.5 & Plaxis 2D 2018, kết quả tính toán sẽ cho phép dự báo chuyển vị ngang của tường vây và mức độ lún của nền đường khi thi công hố đào sâu. Ứng dụng phân tích chuyển bị tường vây hố đào sâu và lún nền đường một công trình tại khu vực Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với phương pháp phân tích ngược so sánh số liệu quan trắc ngoài hiện trường cho thấy đáng tin cậy.

7 Nghiên cứu thực nghiệm về vật liệu nhẹ geo foam ứng dụng cho việc giảm lún nền đường đầu cầu đắp cao ở khu vực miền núi / Đỗ Hữu Đạo, Nguyễn Đức Tài // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 78-85 .- 624

Nghiên cứu thực nghiệm về vật liệu Geo Foam để tìm ra các thông số, các chỉ tiêu cơ lý của chúng ở trạng thái nhẹ nhất mà vẫn đảm bảo về ổn định nền đường. Vật liệu cho Geo Foam vẫn sử dụng vật liệu địa phương tại tỉnh Gia Lai và từ đó làm cơ sở ứng dụng cho việc giảm lún nền đường đầu cầu đắp cao ở khu vực miền núi ở đây. Tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm cho 2 cấp phối bê tông nhẹ D800 và D1100, các đặc điểm về cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, và độ co ngót của mẫu đạt được khá ấn tượng và thõa mãn các điều kiện yêu cầu về kỹ thuật theo TCVN.

8 Ước tính độ lún thời gian nền đất phân lớp dùng phương thức quy đổi nền theo tính chất và hình học / Dương Hồng Thẩm, Từ Thành Công, Nguyễn Huế Anh, Nguyễn Trọng Tú, Lê Quang Huy // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 25-28 .- 624

Trình bày cách tính độ lún thời gian của nền đất hai lớp theo thời gian, trên cơ sở đó ước tính độ lún theo thời gian cho nền đất nhiều lớp. Thể thức nghiên cứu là áp dụng hai phương pháp đề nghị là: quy đổi tương đương về tính chất cố kết (theo hệ số cố kết tương đương) và quy đổi tương đương về hình học lớp chịu nén (theo chiều dày tương đương của nền đất). Sử dụng dữ liệu khảo sát từ công trình thực tế Làng tôi (Quận 2) đưa vào tính toán mô hình. Lập được bảng tính lún bằng excel phục vụ cho công tác tính lún nền.

9 Tương quan chuyển vị ngang tường vây và độ lún công trình lân cận trong phạm vi 2 lần chiều sâu hố đào / Huỳnh Quốc Thiện, Nguyễn Minh Tâm // Xây dựng .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 12-17 .- 624

Phân tích tương quan chuyển vị ngang tường vây và độ lún công trình lân cận trên nền móng nông trong phạm vi 2 lần hố đào. Tương quan này được sử dụng để ước lượng sơ bộ độ lún công trình lân cận khi biết được giá chuyển vị ngang tường vây.

10 Nghiên cứu ứng xử lún của công trình móng nông trên nền cát san lấp và đất sét yếu bão hòa tại tỉnh An Giang / Nguyễn Minh Đức, Trần Ngọc Liễm // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 53-58 .- 624

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn (Plaxis 2D) phân tích ứng xử lún của công trình móng nông trên nền đất cát san lấp và đất sét yếu tỉnh An Giang. Nghiên cứu cho thấy độ lún tổng cộng của công trình tăng lên theo bề dày lớp cát san lấp và tải trọng công trình. Gia tăng độ chặt làm tăng cường độ đất đắp nhưng làm tăng tải trọng đất đắp. Độ lún tổng cộng tăng lên từ 3-5cm và hầu như không thay đổi độ lún trong quá trình sử dụng (nhỏ hơn 0.5cm) khi thay đổi độ chặt cát san lấp từ 0.76-0.98.