CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Giáo dục

  • Duyệt theo:
1 Thẩm quyền giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ theo qui định của pháp luật hiện hành / Hoàng Nguyên Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.40 - 44 .- 344.59707

Giám sát, giáo dục là một trong những nội dung chủ yếu trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được quy định trong Bộ luật Hình sự và Luật Thi hành án hình sự. Bên cạnh ý thức tuân thủ của người chấp hành án, việc thực hiện tốt công tác giám sát, giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm án treo, cải tạo không giam giữ được thi hành nghiêm chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền giám sát giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, ban hành tại các thời điểm khác nhau. Điều này dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật về vấn đề này.

2 Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo Luật Giáo dục năm 2019 / Lê Văn Tranh, Nguyễn Duy Trinh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 24 (424) .- Tr. 16 – 21 .- 340

Bài viết đề cập đến hàng lang pháp lý, nêu lên một số thuận lợi, khó khăn của quá trình xã hội hoá giáo dục đối với trường ngoài công lập trong hệ thống giáo dục, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngoài công lập để góp phần đưa mục tiêu “dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục và đào tạo” thành một trong các động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội.

3 Đổi mới đào tạo đại học ngành luật theo định hướng tiếp cận năng lực - kiến nghị cho Trường Đại học Luật Hà Nội / Tôn Quang Cường, Bùi Đăng Hiếu // Luật học .- 2018 .- Số 4 (215) .- Tr. 74-83 .- 340

Đề cập nhận thức chung về năng lực và các yêu cầu của đào tạo theo định hướng tiếp cận năng lực của người học, từ đó đề xuất một số nhiệm vụ mà Trường Đại học Luật Hà Nội cần thực hiện nếu muốn đổi mới đào tạo theo định hướng tiếp cận năng lực.

4 Đào tạo chất lượng cao tại Trường Đại học Luật Hà Nội thực trạng và giải pháp / Lê Đình Nghị // Luật học .- 2018 .- Số 4 (215) .- Tr. 84-90 .- 340

Chỉ ra thực trạng những hạn chế, tồn tại: từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong triển khai thực hiện Chương trình đào tạo chất lượng cao thời gian tới.

5 Tổng quan về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục / Mai Hồng Quỳ // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 3-7 .- 340

Giới thiệu những nét tổng quan về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục bao gồm: sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục; định hướng sửa đổi Luật Giáo dục; những điểm mới của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

7 Bàn về mục tiêu giáo dục / Đỗ Minh Khôi // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 17-21 .- 340

Khảo sát mục tiêu giáo dục về mặt khoa học, từ thực tế và có những gợi ý cho quá trình hoàn thiện Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).

8 Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và quyền được học tập trong môi trường an toàn / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Tr. 29-33 .- Tr. 29-33 .- 340

Phân tích, làm sáng tỏ khái niệm và nội hàm của “quyền được học tập trong môi trường an toàn” để làm luận cứ cho việc đề xuất bổ sung Điều 85a “Quyền được học tập trong môi trường an toàn” vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005.

9 Chính sách tiền lương của nhà giáo trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục / Lê Thị Thúy Hương // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Tr. 34-41 .- Tr. 34-41 .- 340

Phân tích một cách tổng quát những bất cập của chế độ tiền lương của nhà giáo theo pháp luật hiện hành, phân tích các luận cứ sửa đổi chính sách tiền lương cho nhà giáo trên cơ sở so sánh với chính sách tiền lương của nhà giáo ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất phương án hoàn thiện.