CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Làng nghề Truyền thống

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến cơ hội phát triển làng nghề truyền thống rối nước Đào Thục / Hoàng Lệ Huyền, Phạm Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Yến Linh // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 75 – 77 .- 658

Trong những năm trở lại đây, làng nghề múa rối nước Đông Anh phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để giải quyết những thách thức này, phát triển du lịch làng nghề múa rối nước Đông Anh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Du lịch không chỉ là cơ hội để du khách khám phá và hiểu sâu về nghệ thuật múa rối nước, mà còn mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương. Việc tạo ra các chương trình du lịch đặc sắc, kết hợp giữa biểu diễn múa rối và trải nghiệm văn hóa, có thể thu hút du khách và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho những người làm nghề.

2 Đẩy mạnh xúc tiến du lịch làng nghề truyền thống tại Thành phố Hà Nội / Hoàng Thị Thu Trang, Lã Tiến Dũng // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- .- 330

Làng nghề truyền thống đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch. Thời gian gần đây, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm đặc thù gắn với sản phẩm của làng nghề truyền thống của Hà Nội là một hướng đi đầy tiềm năng. Tuy nhiên, với cách tổ chức hiện nay, vấn đề phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề còn nhiều hạn chế. Bằng những dữ liệu thu thập được, bài viết làm rõ những cơ sở lý luận, thực trạng về hoạt động xúc tiến du lịch làng nghề truyền thống tại TP. Hà Nội, trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hiệu quả xúc tiến du lịch của làng nghề truyền thống của TP. Hà Nội trong thời gian sắp tới.

3 Xây dựng trải nghiệm khách hàng du lịch tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ / Trương Tiến Bình // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- .- 910

Chủ trương phát triển du lịch dựa trên khai thác các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống từ nhiều năm nay đã được đưa vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Song đến nay, hoạt động du lịch làng nghề về cơ bản vẫn chỉ diễn ra mạnh mún, nhỏ lẻ, đòi hỏi cần có cách tiếp cận mới trong xây dựng mô hình phát triển để vừa bảo đảm tính bền vững, vừa bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống.

4 Phát triển bền vững làng nghề: Dưới góc nhìn thi hành pháp luật / Lê Thị Châu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 15 (439) .- Tr.21 – 27 .- 340

Làng nghề Việt Nam gắn liền với lịch sử của đất nước. Nó không chỉ lưu giữ những giá trị về lịch sử, văn hóa…mà đặc biệt hơn, những sản phẩm của Làng nghề gắn với cuộc sống từ ăn, mặc, ở, nghệ thuật, tâm linh…từ rất lâu đời của người Việt. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, nếu chỉ nhìn từ một góc độ, mọi sự cố gắng để lưu giữ, duy trì một chân dung nguyên bản, một chuẩn mực về làng nghề với những “lát cắt” sẽ lãng phí và không phù hợp. Việc bảo tồn, phát triển bền vững làng nghề cần lựa chọn sự điều chỉnh dung hòa cả về lịch sử, xã hội, kinh tế một cách hợp lý bằng pháp luật. Từ đó, thi hành pháp luật về làng nghề là một trong những yếu tố có khả năng từng bước thay đổi thói quen và dung hòa các yếu tố khác để bảo đảm phát triển bền vững làng nghề, là cơ sở để đưa sản phẩm của làng nghề vào hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.

5 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống / Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Hoài Thu // Xây dựng .- 2020 .- Số 01 .- Tr. 47-50 .- 910

Làng nghề truyền thống là mang lại bản sắc riêng cho mỗi cộng đồng văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới. Mỗi đất nước có cách tiếp cận khác nhau trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống. Bằng phương pháp tổng hợp tài liệu, đánh giá phân tích trong mối tương đồng với làng nghề truyền thống ở Việt Nam, bài viết đã phân tích những kinh nghiệm thế giới trong phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống. Trên cơ sở các kinh nghiệm thế giới, tác giả cố gắng đưa ra những khuyến nghị trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại Việt Nam.

6 Hiện đại hóa làng nghề theo hương chiến lược tăng trưởng xanh ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng / Trần Minh Yến, Nguyễn Xuân Dũng // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 458 .- Tr. 58-64 .- 330

Phân tích thực trạng phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của chiến lược tăng trưởng xanh, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển làng nghệ theo hướng tăng trưởng xanh trong thời gian tới.

7 Nghiên cứu phát triển cụm ngành làng nghề truyền thống đã mỹ nghệ Non Nước / Phùng Văn Thành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 518 tháng 6 .- Tr. 38-40 .- 910

Đánh giá khái quát thực trạng phát triển, khả năng hình thành cụm liên kết ngành, từ đó đưa ra hàm ý và giải pháp để có thể áp dụng phát triển làng nghề truyền thống trong tương lai.

8 Bảo tồn và phát triển văn hóa – xã hội làng nghề ở Nam Bộ trong quá trình xây dựng nông thôn mới / Nguyễn Thị Hòa // Nghiên cứu Địa lý Nhân văn .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 10-17 .- 330

Dựa vào kết quả khảo sát tại một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Long An và Đồng Nai, bài báo khái quát về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa xã hội làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng Nam Bộ.

9 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong phát triển làng nghề xây dựng và xây dựng nông thôn mới, bài học rút ra cho các tỉnh Nam Bộ / Đinh Trọng Thu // Nghiên cứu Địa lý Nhân văn .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 18-26 .- 330

Dựa trên kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số nước Châu Á và một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống vùng Nam Bộ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

10 Bảo tồn và phát triển văn hóa - xã hội làng nghề ở Nam Bộ trong quá trình xây dựng nông thôn mới / Nguyễn Thị Hòa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2016 .- Số 4(15) tháng 12 .- Tr. 10-17 .- 910.597

Khái quát về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa - xã hội làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở vũng Nam bộ.