Phát triển bền vững làng nghề: Dưới góc nhìn thi hành pháp luật
Tác giả: Lê Thị ChâuTóm tắt:
Làng nghề Việt Nam gắn liền với lịch sử của đất nước. Nó không chỉ lưu giữ những giá trị về lịch sử, văn hóa…mà đặc biệt hơn, những sản phẩm của Làng nghề gắn với cuộc sống từ ăn, mặc, ở, nghệ thuật, tâm linh…từ rất lâu đời của người Việt. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, nếu chỉ nhìn từ một góc độ, mọi sự cố gắng để lưu giữ, duy trì một chân dung nguyên bản, một chuẩn mực về làng nghề với những “lát cắt” sẽ lãng phí và không phù hợp. Việc bảo tồn, phát triển bền vững làng nghề cần lựa chọn sự điều chỉnh dung hòa cả về lịch sử, xã hội, kinh tế một cách hợp lý bằng pháp luật. Từ đó, thi hành pháp luật về làng nghề là một trong những yếu tố có khả năng từng bước thay đổi thói quen và dung hòa các yếu tố khác để bảo đảm phát triển bền vững làng nghề, là cơ sở để đưa sản phẩm của làng nghề vào hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến cơ hội phát triển làng nghề truyền thống rối nước Đào Thục
- Đẩy mạnh xúc tiến du lịch làng nghề truyền thống tại Thành phố Hà Nội
- Xây dựng trải nghiệm khách hàng du lịch tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ
- Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống
- Hiện đại hóa làng nghề theo hương chiến lược tăng trưởng xanh ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng