CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cạnh tranh

  • Duyệt theo:
21 Phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á: tiếp cận ở góc độ thị trường / Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 152 .- Tr. 41-48 .- 658

Phát triển sản phẩm mới được xem là phương pháp tạo lợi thế cạnh tranh mọi doanh nghiệp sản xuất trên thế giới. Sản phẩm mới có chất lượng và tính sáng tạo vượt trội giúp doanh nghiệp gia tăng giả trí cho khách hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng, mở rộng thị phần và thị trường, hướng tới phát triển bền vững doanh nghiệp. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực chứng phân tích ảnh hưởng của kiến thức thị trường (bao gồm: kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp, kiến thức về đối thủ cạnh tranh) đến kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp sản xuất. Thông qua dữ liệu thu được từ 118 doanh nghiệp sản xuất ở 5 nước Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, kết quả nghiên cứu không chỉ cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa thu thập và khai thác các kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới tại từng nước mà còn chỉ ra ảnh hưởng tích cực của yếu tố kiến thức về nhà cung cấp và kiến thức về đối thủ cạnh tranh đến kết quả việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thiết kế và tác nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

22 Đánh giá mức độ cạnh tranh thị trường tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Lê Thị Thoan, Võ Thị Ngọc Thúy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 212 .- Tr. 41-44 .- 658

Tổng quan các nghiên cứu về cạnh tranh thị trường, phân tích 625 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian 2012-2019, từ đó đưa ra những nhận định về mức độ cạnh tranh thị trường tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa với hoạt động dự báo của nhà phân tích, cơ quan quản lý và doanh nghiệp niêm yết.

23 Kinh tế chia sẻ và tiềm năng phát triển tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Đức, Bùi Thái Hà, Nguyễn Thị Hà // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 54(64) .- Tr. 73-78 .- 658

Hoạt động kinh tế chia sẻ vận hành theo phương thức kinh doanh mới, đang góp phần tích cực vào việc tái cấu trúc nhiều ngành nghề kinh tế, nhất là khu vực dịch vụ với nhiều ưu điểm như tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tạo nhiều cơ hội hơn cho người sử dụng, tăng tính minh bạch và sức cạnh tranh trên thị trường. Tại VN, mô hình kinh tế chia sẻ đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo doanh nghiệp và người dân.

24 Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua đổi mới sáng tạo : kinh nghiệm của hãng Hàng không Singapore và bài học cho Việt Nam / Đỗ Hoàng Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 4-6 .- 658

Bài viết phần tích các chính sách đổi mới sáng tạo tại hãng Hàng không Singapore (SIA), một trường hợp điển hình trong việc tạo lập lợi thế cạnh hanh bền vững để dẫn đầu thị trường toàn cầu. Thông qua nghiên cứu trường hợp của SIA, có thể nhận ra rằng lợi thế cạnh tranh bền vững tới từ việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ khác biệt, sáng tạo đồng thời duy trì hiệu quả trong kinh doanh. Nghiên cứu thông qua đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho ngành hàng không của Việt Nam, đồng thời nêu ra một số gợi ý cho các nhà làm chính sách nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước.

25 Cạnh tranh nước lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trên các phương diện quốc phòng, an ninh và tác động đối với khu vực / Bùi Nam Khánh, Trần Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 12(97) .- Tr. 36-44 .- 327

Tập trung phân tích quá trình cạnh tranh nước lớn tại châu Á – Thái Bình Dương trên phương diện quốc phòng, an ninh và đánh giá tác động đối với khu vực này.

26 Nâng cao hoạt động kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh của uỷ ban cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thuỳ Dung // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.30 – 35 .- 340

Luật cạnh tranh năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) đã thể hiện rõ nét sự phát triển về mặt tư duy của các nhà lập pháp trong việc kết hợp giữa tư duy pháp lý và tư duy kinh tế, khắc phục được những nhược điểm của Luật cạnh tranh năm 2004 và tiệm cận được với hệ thống pháp luật cạnh tranh của các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt luật đã quy định cụ thể, chi tiết về thẩm quyền kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia ở các khía cạnh phát hiện, xử lý và áp dụng chế tài đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, về mặt lý luận và thực tiễn thẩm quyền kiểm soát hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của Uỷ ban Cạnh tranh còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.

27 Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Phạm Thanh Hà // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 9 (169) .- Tr. 36 - 45 .- 327

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung hai thập niên đầu thế kỷ XXI có nhiều thay đổi, đặc biệt dưới thời tổng thống Barak Obama và Donal Trump, nổi bật trên ba lĩnh vực: địa chiến lược, chính trị ngoại giao, kinh tế. Mối quan hệ và sự cạnh tranh chiến lược giữa hai nước lớn này đặt khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn.

28 Cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng Việt Nam / Nguyễn Hoàng Phong, Phạm Thị Bích Duyên // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 493 .- Tr. 35-47 .- 332.12

Đánh giá tác động của cạnh tranh đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2005-2017. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, bài viết đưa ra một số hàm ý đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị ngân hàng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

29 Cạnh tranh và ổn định hệ thống ngân hàng tại Việt Nam / Nguyễn Đức Trường, Hà Tú Anh, Nguyễn Thị Thanh Bình // Ngân hàng .- 2018 .- Số 23 tháng 12 .- Tr. 14-24 .- 332.12

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố cạnh tranh và tính ổn định của hệ thống ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cạnh tranh và ổn định hệ thống ngân hàng.

30 Các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp / Lê Danh Lượng, Đặng Viết Tiến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 525 tháng 9 .- Tr. 11-13 .- 658

Đề cập đến cacsyeeus tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dưới hai giác độ là doanh nghiệp và khách hàng.