CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Nông nghiệp

  • Duyệt theo:
1 Phát triển cụm liên kết ngành nông nghiệp ở Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu với ngành tiêu ở vùng Tây Nguyên / Lưu Văn Duy, Lê Thị Thu Hương, Đỗ Kim Chung // .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 68-90 .- 658

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên - xã hội, mức độ tập trung, chuyên môn hóa để phát triển cụm liên kết ngành tiêu. Tuy nhiên, các điều kiện như thể chế vận hành, vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp đầu tàu và tính liên kết hợp tác trong sản xuất, kinh doanh là những rào cản chủ yếu hạn chế sự phát triển của cụm liên kết ngành.

2 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các giá trị tham khảo cho Việt Nam / Nguyễn Duy Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5(255) .- Tr. 28-38 .- 330

Phân tích một số kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Hàn Quốc và rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam.

3 Thực trạng và biến động đất trồng lúa giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng sử dụng đất trồng lúa đến năm 2030 tỉnh Thái Bình / ThS. Nguyễn Thị Hằng, Mai Văn Thông, Mai Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Vinh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 6 (380) .- Tr. 44-46 .- 330

Hiện trạng diện tích lúa và đất trồng lúa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 – 2020; Biến động đất trồng lúa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 – 2020; Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác; Định hướng sử dụng đất trồng lúa đến năm 2030 tại tỉnh Thái Bình; Đánh giá tiềm năng phát triển và bảo vệ đất trồng lúa tại tỉnh Thái Bình.

4 Vận động của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nội / Đỗ Văn Phúc, Nguyễn Đức Lượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 604 .- Tr. 13 - 15 .- 330

Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở Hà Nội đã thổi luồng gió mới làm chuyển biến bộ mặt nông thôn thành phố. Trong thời gian tới, xu thế vận động của bộ phận này sẽ ra sao, cần có những giải pháp để nó thực sự phát huy hiệu quả bền vững, góp phần xứng đáng vào phát triển kinh tế xã hội Thủ đô.

5 Năng suất yếu tố tổng hợp trong sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh An Giang / Nguyễn Lan Duyên, Cao Văn Hơn // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 08 .- Tr. 96-109 .- 330

Bài viết xác định năng suất yếu tố tổng hợp trong sản xuất lúa và ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất yếu tố tổng hợp của nông hộ trồng lía ở tỉnh An Giang trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập trực tiếp từ 250 nông hộ được chọn ngẫu nhiên. Từ kết quả, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị giúp nông hộ sử dụng và đầu tư các yếu tố đầu vào hợp lý, góp phần nâng cao năng suất yếu tố tổng hợp.

6 Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Thị Tuyết Nga // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.96 - 99. .- 332.04

Phát triển nông nghiệp đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, nhưng tỷ lệ vốn tự có của người dân Việt Nam tham gia vào sản xuất hiện nay còn ở mức thấp, nên nguồn vốn tín dụng được xem là nguồn vốn chủ yếu.Thực tế cho thấy, nông nghiệp, nông thôn vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn gặp không ít khó khăn trong tiếp cận vốn. Từ thực tế này, bài viết này nghiên cứu về tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

7 Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam / Lưu Tiến Dũng // .- 2021 .- Số 512 .- Tr. 55-66 .- 330

Nghiên cứu phân tích chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990-2018, qua đó cung cấp các bằng chứng lý luận và thực tiễn hướng đến đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp trong những năm tới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và phát triển bền vững

8 Những yếu tố tác động tới quá trình ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ hiện nay / Nguyễn Đức Trí // .- 2021 .- Số 585 .- Tr. 82-84 .- 330

Phân tích các yếu tố cơ bản: yếu tố tự nhiên, sự phát triển khoa học - công nghệ và thị trường khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương, nguồn vốn đầu tư, hệ thống các cơ chế chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nguồn nhân lực

9 Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới mức độ áp dụng kỹ thuật canh tác lúa "1 phải 5 giảm" được chuyển giao tới nông hộ ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long / Trần Thu Hà, Mai Thanh Trúc // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.60 - 62 .- 330

Từ năm 2009 tới nay, hệ thống khuyến nông nhà nước và các dự án quốc tế đã tích cực triển khai chuyển giao gói kỹ thuật đương đại 1 Phải 5 giảm như một giỏ kỹ thuật mang lại các hiệu quả về kinh tế qua việc giảm sử dụng vật tư đầu vào, giảm sử dụng nước tưới do vậy đạt đồng lợi ích giảm phát thải khí nhà kở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các mô hình chuyển giao đã bước đầu chứng minhđược hiệu quả đối với sản xuất lúa. Tuy nhiên, diện tích và nông hộ áp dụng toàn phần các kỹ thuật được chuyển giao vẫn còn khiêm tốn và tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật được chuyển giao chưa đồng đều dẫn tới hiệu quả của gói kỹ thuật. Mô hình kinh tế lượng Ologit được sử dụng để nghiên cứu phân tích những yếu tố khiến cho việc áp dụng 1P5G diễn ra không đồng bộ ở các hộ dân cùng nhận chuyển giao kỹ thuật 1P5G qua hệ thống khuyến nông nhà nước và dự án quốc tế. Các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng để minh chứng tính thích hợp của kỹ thuật 1P5G trong sản xuất thâm canh lúa qui mô lớn và vai trò của hệ thống khuyến nông nhà nước và dự án quốc tế trong chuyển giao kỹ thuật 1P5G tới nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL.

10 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam : một số hạn chế và giải pháp tháo gỡ / Trần Thị Lượng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 209 .- Tr. 63-66 .- 330

Một số thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam; một số hạn chế trong chuyển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam; giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam.