CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Hán--Ngữ âm
1 Một số đặc điểm ngữ nghĩa của liên từ “并” trong tiếng Hán và liên từ “và” trong tiếng Việt / Ngô Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 139-143 .- 495.1
Trên cơ sở so sánh Hán Việt, bài viết thống kê và phân tích những lỗi sai của học sinh Việt Nam khi sử dụng liên từ “并”, và đưa ra một số đề xuất trong giảng dạy để giúp người học tránh được những lỗi sai do chịu ảnh hưởng từ tiếng Việt.
2 Các chữ 士 sĩ, 農 nông, 工 công, 商 thương với quan niệm tứ dân trong xã hội xưa và nay / Phạm Ngọc Hàm, Phạm Hữu Khương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 139-144 .- 495.1
Bằng các phương pháp miêu tả, phân tích, thông qua mối liên hệ giữa chữ và nghĩa, kết hợp với phương diện từ vựng, làm sáng tỏ quan niệm về tứ dân và phân công lao động xã hội thể hiện qua các chữ Hán đó.
3 Một số biến đổi của từ gốc Hán trong tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm, Lê Thị Thu Hoài // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 4(390) .- .- 401
Tập trung phân tích, so sánh, đối chiếu thông qua một số ví dụ tiêu biểu nhằm làm nổi rõ sự biến đổi về từ loại hoặc nghĩa của một bộ phận từ Việt gôc Hán trong tiếng Việt so với từ nguyên dạng tiếng Hán, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và dịch thuật Hán – Việt.
4 Đặc điểm ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của phương vị từ “东, 西, 南, 北” trong tiếng Hán (so sánh với các từ “Đông, Tây, Nam, Bắc”) trong tiếng Việt / Mai Thị Ngọc Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 131-138 .- 400
Phân tích về ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của các phương vị từ trong tiếng Hán, đồng thời so sánh các từ này với tiếng Việt; từ đó chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.
5 Ngữ nghĩa của từ chỉ con số 百 bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt / Ngô Thanh Mai, Phạm Thị Thanh Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 116-120 .- 400
Bằng các phương pháp và thủ pháp như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, người viết làm sáng tỏ ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của 百 bách/ trăm cũng như từ ngữ có chứa bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho nghiên cứu đối chiếu Hán Việt trước hết về phương diện con số và văn hóa.
6 Quan hệ đối ứng giữa phụ âm đầu trong tiếng Hán hiện đại với phụ âm đầu trong âm Hán Việt / Lưu Hớn Vũ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 59-70 .- 400
Bài viết sử dụng SPSS 22.0 tiến hành khảo sát định lượng các hình thức đối ứng trong âm Hán Việt của phụ âm đầu tiếng Hán hiện đại và các hình thức đối ứng trong tiếng Hán hiện đại của phụ âm đầu âm Hán Việt. Từ đó, thiết lập quy luật đối ứng với nguyên tắc tồn tại đối ứng hai chiều giữa phụ âm đầu trong tiếng Hán hiện đại và phụ âm đầu trong âm Hán Việt.
7 Ngữ nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể 脸 Liễm, 面 Diện trong tiếng Hán và mặt, diện trong tiếng Việt / Hoàng Thị Thu Trang // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 3(377) .- Tr. 49-55 .- 495.1
Thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, chỉ ra tương quan của những từ chỉ bộ phận cơ thể này trong hai ngôn ngữ, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam.
8 Phát âm lệch chuẩn "âm bình" và "khứ thanh" trong tiếng Hán hiện đại của người học Việt Nam (trên cứ liệu thực nghiệm phân tích) / Nguyễn Thị Thùy Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 65-72 .- 400
Phân tích thực nghiệm trên cứ liệu phát âm bình và khứ thanh trong tiếng Hán phổ thông của người học Việt Nam. Từ đó thống kê và phân loại những dạng phát âm lệch chuẩn phổ biến đối với hai thanh điệu này, chỉ ra nguyên nhân, theo đó là giải pháp khắc phục.
9 Nghĩa của chữ 孝 hiếu với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên / Phạm Ngọc Hàm, Nguyễn Thị Hồng Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 1(321) .- Tr. 82-87 .- 400
Tổng hợp, phân tích, làm nổi rõ tính chất biểu ý và hàm ý của chữ 孝 hiếu, từ đó liên hệ đến phương pháp dạy chữ kết hợp với bồi dưỡng đạo đức truyền thống, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho sinh viên, nhất là sinh viên các trường chuyên ngữ.
10 Hình tượng con chuột trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt / Lại Thị Mỹ Hướng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(309) .- Tr. 109-113 .- 400
Thông qua việc sử dụng những phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh đối chiếu những thành ngữ chứa thành tố chỉ con chuột trong tiếng Hán và tiếng Việt, trên cơ sở đó làm nổi bật mối liên hệ giữa ngôn ngữ và những đặc trưng văn hóa – tư duy dân tộc trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của thành ngữ có yếu tố chỉ loài chuột trong tiếng Hán và tiếng Việt.