CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn hóa--Nhật Bản

  • Duyệt theo:
1 Xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua văn hóa đại chúng : nghiên cứu trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc / Nguyễn Thị Thanh Hoa // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 8(117) .- Tr. 62-69 .- 327

Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp lịch sử để làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa địa chúng với sự phát triển bền vững của Hàn Quốc và Nhật Bản, nhận thấy hai chiến dịch điển hình "Nhật Bản thú vị" (Cool Japan) của Nhật Bản và "Làn sóng Hàn Quốc" (Koren wave) của Hàn Quốc trong ngoại giao văn hóa đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc kết nối quảng bá quyền lực mềm và đem lại những lợi ích kinh tế đột phá cho hai quốc gia này. Từ đó bài viết đề xuất gợi ý để phát huy tiềm năng về văn hóa đại chúng cho Việt Nam.

2 Luật cơ bản về văn hóa nghệ thuật của Nhật Bản : nội dung và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Dương Đỗ Quyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 7(245) .- Tr. 43-52 .- 340

Trình bày những nội dung quan trọng của Luật cơ bản về chấn hung văn hóa nghệ thuật năm 2001, Luật sửa đổi năm 2017, những hạn chế và vấn đề đặt ra trong thực thi luật nhằm cung cấp một góc nhìn khái quát về trường hợp Nhật Bản và gợi mở những vấn đề chính sách liên quan của Việt Nam.

3 Tình hình nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa thục và phong trào nghĩa thục của Việt Nam tại Nhật Bản từ giữa thế kỷ XX đến năm 2017 / Đào Thu Vân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 5 (207) .- Tr. 50-59 .- 959

Bài viết sẽ làm rõ hai vấn đề: Khảo sát những nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa thục và phong trào nghĩa thục của Việt Nam tại Nhật Bản từ trước đến năm 2017; Đánh giá kết quả nghiên cứu.

4 Về tính cộng đồng trong lễ hội truyền thống ở Nhật Bản và Việt Nam ( trường hợp lễ hội Gion và lễ hội Hoa Lư) / TS. Ngô Hương Lan, TS. Nguyễn Thị Thu Phương, ThS. Phùng Diệu Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 5 ( 195) .- Tr. 61 – 73 .- 306

Làm rõ vai trò, tầm quan trọng của các chủ thể (cư dân, nhà nước/chính quyền và các nhóm cộng đồng khác) trong việc tạo nên tính cộng đồng thông qua tham dự vào việc tổ chức, vận hành các lễ hội truyền thống của Nhật Bản, Việt Nam. Bằng cách tiếp cận quan sát tham dự đối với hai trường hợp lễ họi Gion (Nhật Bản) và lễ hội Hoa Lư (Việt Nam), bài viết tập trung nhận diện, so sánh mức độ thể hiện tính cộng đồng thông qua khả năng liên kết, gắn bố giữa các cư dân đô thị với chính quyền các cấp và các nhóm cộng đồng khác nhau trong việc phản ánh, lưu giữ, truyền bá các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống cũng như thỏa mãn các nhu cầu thụ hưởng văn hóa trong quá trình tham dự vào các lễ hội truyền thống.

5 Thực trạng gia đình Nhật Bản từ năm 1999 đến nay / Nguyễn Hồng Vân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 12 (166)/2014 .- Tr. 41-50 .- 306

Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, gia đình Nhật Bản tiếp tục có nhiều biến đổi trước tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Sự biến đổi này liên quan tới các vấn đề chủ yếu của gia đình đó là sự chuyển đổi từ gia đình lớn sang gia đình nhỏ, các mối quan hệ trong gia đình và qua đó có thể nhận rõ thực trạng gia đình Nhật Bản.

6 Quá trình hiện đại hóa sân khấu đại chúng Nhật Bản thời Minh Trị / ThS. Nguyễn Dương Đỗ Quyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 11 (165)/2014 .- Tr. 60-65 .- 306

Nghiên cứu quá trình hiện đại hóa sân khấu đại chúng Nhật Bản thời Minh Trị theo logic của phong trào cách tân sân khấu truyền thống. Làm rõ việc đáp ứng nhu cầu bảo tồn nét đặc sắc của truyền thống trong xu thế hình thành nền sân khấu mới mang phong cách phương Tây. Kịch Kabuki, Tân kịch và Nghệ thuật diễn xướng kể chuyện – tấu nói (Rakugo) sẽ được chú ý phân tích với tư cách trường hợp điển hình của những vấn đề kể trên.

7 Về tín ngưỡng dân gian Nhật Bản / ThS. Lưu Thị Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 11 (165)/2014 .- Tr. 66-73 .- 306

Giới thiệu về các loại hình, đặc trưng tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, theo cách phân chia được nhiều người đồng thuận nhất, được chia thành: tín ngưỡng thờ thần hộ gia đình; tín ngưỡng thờ thần đất đai; tín ngưỡng liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thần sông và biển. Trong số những đặc trưng của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản thì tính phức tạp trong cấu trúc, tính lợi ích vật chất, tính ma thuật, hài hòa gắn bó với thiên nhiên, đan xen hòa đồng giữa các lớp tín ngưỡng, gắn với cuộc sống dân gian là nổi trội nhất.

8 Công nghiệp văn hóa của Nhật Bản ở nước ngoài nhìn từ góc độ kinh tế / ThS. Hà Thị Lan Phi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 4 (158)/2014 .- Tr. 45-53. .- 327

Từ những năm cuối thế kỷ XX, thông qua các sản phẩm công nghiệp văn hóa, đặc biệt là văn hóa đại chúng như: phim hoạt hình, truyện tranh manga, phần mềm trò chơi…, ấn tượng về đất nước và con người Nhật Bản đã in đậm trong lòng thế hệ trẻ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ý nghĩa mang tính ngoại giao, quảng bá hình ảnh đất nước, công nghiệp văn hóa của Nhật Bản đã có những đóng góp không hề nhỏ về mặt kinh tế. Bài viết đề cập đến những thành quả từ góc độ kinh tế của một số ngành công nghiệp văn hóa chủ yếu của Nhật Bản tại thị trường nước ngoài hiện nay.