CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Viêm gan
1 Khảo sát nồng độ M2BPGi ở bệnh nhân viêm gan B mạn và xơ gan do viêm gan B / Nguyễn Thị Vân Anh, Đào Việt Hằng // .- 2024 .- Tập 181 - Số 08 .- Tr.265-272 .- 610
Viêm gan B mạn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan tại Việt Nam, do đó việc phát hiện sớm giai đoạn xơ hóa là rất quan trọng trong quản lý bệnh. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu là khảo sát nồng độ M2BPGi và các yếu tố liên quan ở hai nhóm bệnh nhân viêm gan B mạn và xơ gan do viêm gan B. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên 90 bệnh nhân VGB mạn tính và 52 bệnh nhân xơ gan do VGB được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa Gan mật từ tháng 8/2023 đến tháng 6/2024.
2 Kết quả xét nghiệm một số chỉ số liên quan đến viêm gan virus B tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Thị Ngọc Lan, Lê Hữu Lộc, Nguyễn Đức Tuấn // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 45-52 .- 610
Sử dụng các xét nghiệm nhằm phát hiện người mắc viêm gan B (VGB) là một biện pháp quan trọng để đối phó với bệnh VGB. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để khảo sát thực trạng chỉ định xét nghiệm HBsAg, anti-HBs, anti-HBc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
3 Viêm gan tự miễn khởi phát sau nhiễm Epstein-Barr virus : báo cáo ca bệnh / Đỗ Thị Đài Trang, Đỗ Thị Thúy Nga // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 263-270 .- 610
Nghiên cứu trình bày báo cáo ca bệnh viêm gan tự miễn khởi phát sau nhiễm Epstein-Barr virus. Epstein-Barr virus (EBV) là một nguyên nhân gây viêm gan, mức độ viêm gan thường nhẹ và thoáng qua. Ở trẻ nhiễm EBV mà có biểu hiện viêm gan kéo dài cần loại trừ viêm gan do các căn nguyên khác. Khi xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu với viêm gan tự miễn nên cân nhắc sinh thiết gan và phối hợp các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan tự miễn.
4 Nghiên cứu đa hình đơn nucleotide rs36084323 của gen PDCD-1 ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính / Ngọ Thị Uyên, Nghiêm Xuân Hoàn, Tạ Thành Văn, Phạm Thị Minh Huyền, Đào Phương Giang, Đặng Thị Ngọc Dung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 25-35 .- 610
Trình bày nghiên cứu đa hình đơn nucleotide rs36084323 của gen PDCD-1 ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Đa hình đơn nucleotide (SNP) của gen PDCD-1 được cho là có liên quan đến sự thay đổi phiên mã PD-1 là phối tử quan trọng tham gia ức chế kiểm soát miễn dịch tế bào T vì vậy có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý bệnh của bệnh viêm gan B mạn tính. Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, là hai nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của các bệnh nhân viêm gan B mạn tính, đáng chú ý là tỉ lệ xơ gan và ung thư gan ngày càng gia tăng làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho các quốc gia trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, SNP rs36084323 của gen PDCD-1 không liên quan đến nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B và không làm tăng nguy cơ tiến triển viêm gan B mạn tính thành ung thư gan.
5 Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24h của người bệnh viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020-2021 / Ngô Quỳnh Trang, Phạm Văn Phú // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 47-54 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24h của người bệnh viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020-2021. Hiện nay, viêm gan B và C đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn ở nước ta cũng như thế giới. Người bệnh viêm gan mạn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do gan là cơ quan chính trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng và cân bằng năng lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ tổng thể chủ quan (SGA) ở người bệnh mắc viêm gan mạn khá cao (38,6%). Tỷ lệ và mức độ suy dinh dưỡng liên quan đến tuổi và mức độ xơ gan. Phần lớn người bệnh không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, protein và nhiều vi chất khác.
6 Đa hình đơn nucleotide rs2856718 của gen HLA – DQ trên bệnh nhân xơ gan sau nhiễm virus viêm gan B / Phạm Minh Khánh, Nguyễn Thanh Hải, Hồ Cẩm Tú, Vũ Thị Hoài Thu, Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn, Nguyễn Thu Thúy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 1-9 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định đa hình đơn nucleotide rs2856718 của gen HLA – DQ trên bệnh nhân xơ gan sau nhiễm virus viêm gan B. HLA – DQ là protein thụ thể bề mặt tế bào ở các tế bào trình diện kháng nguyên. Các đột biến hay đa hình gen HLA – DQ có thể tác động tới hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới diễn biến của bệnh viêm gan B. Đa hình đơn nucleotide là sự thay thế của một nucleotide đơn tại môt vị trí cụ thể trong bộ gen có trong một phần đủ lớn của quần thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các đa hình đơn nucleotide của HLA – DP, HLA – DQ và HLA – DR có sự tương quan với nguy cơ nhiễm viêm gan B mạn tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa hình rs2856718 của gen HLA – DQ có thể liên quan với nguy cơ tiến triển xơ gan trên bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính.
7 Đánh giá mức độ biểu hiện của gen SCS1 trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan liên quan đến nhiễm virus viên gan B / Võ Thị Thúy Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Việt Phương, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Lĩnh Toàn, Hoàng Văn Tổng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 10-14 .- 610
Nhằm thực hiện đánh giá mức độ biểu hiện gen SOCS1 và tương quan giữa các đặc điểm chỉ số cận lâm sàng với biểu hiện gen này trong UTBMTBG nhiễm virus VGB. Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là dạng thường gặp của ung thư gan và một trong các nguyên nhân được xác định là do nhiễm virus viêm gan B (VGB) mạn tính. Sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể với virus VGB làm kích hoạt con đường truyền tín hiệu và hoạt hóa phiên mã. Từ những dữ liệu thu thập được, biểu hiện gen SOCS1 có thể được xem là yếu tố tiềm năng tham gia vào quá trình sinh bệnh học của UTBMTBG.
8 Xây dựng kỹ thuật real-time COLD-PCR có độ nhạy cao để phát hiện đột biến rtA194T kháng thuốc tenoforir điều trị viêm gan B / // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 15-23 .- 610
Phân tích, xây dựng kỹ thuật real-time cold-PCR có độ nhạy cao để phát hiện đột biến RTA194T kháng thuốc tenoforir điều trị viêm gan B. Đột biến rtA194T trên vùng gen mã hóa cho enzym Rtase của HBV được chứng minh có liên quan đến tình trạng kháng thuốc Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) trong điều trị viêm gan B mạn tính. Kỹ thuật sau đó đã được thử nghiệm để phát hiện đột biến rtA194T trên 75 mẫu huyết thanh bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã và đang điều trị với TDF, kết quả là không có trường hợp bệnh nhân nào mang đột biến rtA194T. Điều đó cho thấy, kỹ thuật real-time COLD-PCR sử dụng TaqMan LNA probe có độ nhạy cao (0,1% mt/wt) với thời gian thực hiện nhanh trong vòng 3 giờ có tiềm năng ứng dụng trong việc sàng lọc sớm đột biến rtA194T liên quan tới kháng thuốc TDF để tư vấn và theo dõi hiệu quả việc điều trị thuốc TDF cho bệnh nhân viêm gan B trong tương lai.
9 Nghiên cứu chế tạo mẫu chuẩn RNA bền với nucleases dùng trong định lượng virut viêm gan C / Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trương Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Lệ, Nguyễn Mạnh Kiên, Lê Quang Trí, Nguyễn Bảo Toàn, Tatyana Ilinhichan, Phạm Thị Kim Trâm, Nguyễn Hoàng Chương, Nguyễn Đăng Quân // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 31-36 .- 610
Trình bày nghiên cứu chế tạo mẫu chuẩn RNA bền với nucleases dùng trong định lượng virut viêm gan C. Chứng dương (hay mẫu chuẩn) là thành phần không thể thiếu trong các xét nghiệm sinh học phân tử ứng dụng trong định lượng axit nucleic mục tiêu. Mẫu chuẩn thường được sử dụng phổ biến nhất là plasmid DNA, cDNA hay RNA trần với đặc tính kém bền và dễ bị phân hủy bởi các enzyme phân cắt axit nucleic tồn tại trong môi trường, vì vậy có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả định lượng. Trong nghiên cứu, mẫu chuẩn bản chất là một vùng trình tự RNA của virut viêm gan C (HCV) được đóng gói trong protein vỏ của thực khuẩn thể MS2 bằng công nghệ thiết kế armored RNA. Khắc phục được hạn chế của các loại chất chuẩn khác, AR-HCV có thể bổ sung trực tiếp vào mẫu, giúp kiểm soát và đảm bảo độ chính xác của toàn bộ quy trình định lượng HCV.
10 Khảo sát tình hình đột biến kháng thuốc của HBV và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến đột biến kháng thuốc trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính chưa điều trị tại thành phố Cần Thơ / Phạm Thị Tâm, Nguyễn Thị Hải Yến, Trần Thị Như Lê // .- 2016 .- Số 4 .- Tr. 178-183 .- 610
10,4 phần trăm bệnh nhân mang virus có đột biến rtV207M, là một trong các đột biến được nhiều nhà khoa học ghi nhận trong các đột biến kháng thuốc của HBV. Tỷ lệ đột biến rtV207M ở bệnh nhân nhiễm HBV genotype B cao gấp 7,4 lần bệnh nhân nhiễm HBV genotype C. Bệnh nhân có AntiHBe dương tính có tỷ lệ đột biến rtV207M thấp hơn so với bệnh nhân có AntiHBe âm tính 2,1 lần.