CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đái tháo đường--Điều trị
1 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 kèm tăng huyết áp tại Bệnh viện 199 (Bộ Công an) năm 2022 / Trần Thị Bảo Ngân, Hà Văn Thạnh, Lê Thị Kiều Trang, Nguyễn Đức Cường // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 122-132 .- 615
Bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính và ngày càng phổ biến; tăng huyết áp là một bệnh đi kèm thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và làm trầm trọng thêm biến chứng của đái tháo đường. Đề tài nhằm khảo sát đặc điểm và tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 kèm tăng huyết áp tại Bệnh viện 199 năm 2022, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
2 Mối liên quan giữa kiểm soát đường huyết với thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh quanh răng trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2020 - 2021 / Lê Hưng, Giáp Thị Thùy Liên, Nguyễn Thị Hạnh, Phan Thị Bích Hạnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- 164(3) .- Tr. 207-213 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện trên 156 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2020 - 2021 nhằm đánh giá tình trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị bệnh quanh răng trong mối liên quan với kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ở độ tuổi từ 35 - 55.
3 Tình trạng rối loạn đường huyết ở người bệnh cao tuổi đã đặt stent động mạch vành / Hồ Thị Kim Thanh, Lê Văn Cường, Lê Thị Hoài // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 70-76 .- 610
Nghiên cứu rối loạn đường huyết ở người bệnh cao tuổi đã đặt stent động mạch vành điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với mục tiêu phân tích tình trạng rối loạn glucose và một số yếu tố liên quan khác. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 87 người bệnh trên 60 tuổi đã đặt stent động mạch vành năm 2021 cho thấy có 66,6% người bệnh có tiền đái tháo đường, trong đó rối loạn đường máu đói chiếm 19,54%, giảm dung nạp glucose sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống chiếm 19,54%; và 51,72% người bệnh có đái tháo đường, trong đó 26,43% đã biết có đái tháo đường từ trước, và 25,28% đái tháo đường mới phát hiện qua xét nghiệm đường máu đói hoặc bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Người bệnh chủ yếu là nam giới; nhiều nhất ở nhóm tuổi 60 - 70 tuổi, nhóm người bệnh có đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường có: tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn, béo phì nhiều hơn, đa số có rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, số nhánh động mạch vành tổn thương.
4 Tác dụng hạ glucose máu của hỗn hợp dịch chiết Trà hoa vàng, Giảo cổ lam, Dây thìa canh lá to, Xạ đen trên chuột nhắt trắng gây đái tháo đường type 2 / Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Thanh Tú // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 259-267 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng hạ glucose máu của hỗn hợp dịch chiết lá Trà hoa vàng, Giảo cổ lam, Dây thìa canh lá to và Xạ đen trên chuột nhắt trắng gây đái tháo đường type 2 bằng nicotinamide (NA) và streptozotocin (STZ).
5 Hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú / Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thắng, Vũ Thị Thanh Huyền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 96-106 .- 610
Trình bày hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú. Can thiệp hoạt động thể lực giúp làm giảm Glucose máu 1,6mmol/l. Nhóm can thiệp có giảm HBA1c 0,94%, trong khi chỉ số này tăng nhẹ ở nhóm chứng. Nhóm can thiệp có tình trạng giảm kháng insulin có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Can thiệp hoạt động thể lực cho thấy hiệu quả góp phần kiểm soát được Glucose máu và giảm được sự kháng insulin. Chương trình can thiệp hoạt động thể lực gồm hướng dẫn ghi nhật kí và sử dụng máy đếm bước chân, ở bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc cho thấy hiệu quả góp phần kiểm soát được Glucose máu, HbA1c và giảm được kháng insulin.
6 Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2019-2020 / Nguyễn Thị Hương Lan, Đỗ Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Minh Thúy, Nguyễn Trọng Hưng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 130-139 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2019-2020. Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản cho người bệnh đái tháo đường type 2 ở bất kỳ loại hình điều trị nào. Một chế độ ăn cân đối và điều hòa, hoạt động thể lực hợp lý không những rất hữu ích nhằm kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2. Để khuyến cáo và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả cần tiến hành đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh, phát hiện sớm tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đồng thời giúp cho việc theo dõi diễn biến, tiên lượng bệnh hiệu quả.
7 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2020 / Đồng Thị Phương, Hoàng Thị Thúy, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Quang Dũng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 91-99 .- 610
Trình bày tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2020. Bệnh đái tháo đường là bệnh chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucoso mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, giúp nhân viên y tế có cơ sở dữ liệu để khuyến cáo và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả, đồng thời giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh, tiên lượng bệnh, từ đó kiểm soát và dự phòng các biến chứng đái tháo đường type 2 chính xác hơn.
8 Lo âu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa Kim Anh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2020 / Trần Thơ Nhị, Trần Thị Thu Nhài // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 166-175 .- 610
Phân tích lo âu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa Kim Anh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2020. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ lo âu và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường type 2. Lo âu làm cho bệnh nhân đái tháo đường không tuân thủ chế độ điều trị, tập luyện do đó sẽ dẫn đến kiểm soát đường huyết không tốt, dẫn tới tăng mức độ trầm trọng của bệnh, giảm chất lượng cuộc sống, tăng sử dụng các dịch vụ y tế và chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng tỷ lệ tử vong. Vì vậy, việc kết hợp điều trị đái tháo đường và giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội sẽ giúp bệnh nhân tăng tuân thủ điều trị, giảm các rối loạn tâm thần, giúp cho việc quản lý bệnh nhân đái tháo đường tốt hơn.
9 Dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020 / Đỗ Thị Thu Huyền, Trương Quang Trung, Nguyễn Thanh Xuân, Hoàng Tuấn Anh, Phạm Thị Thanh Phượng, Dương Thị Thu Huyền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Tr. 115-122 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020. Yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 là HbA1c (ảnh hưởng 46,3%) theo đó HaA1c giảm đi 1% thì tự quản chăm sóc của người bệnh sẽ tăng lên 4,52 lần. Cần nâng cao tự quản chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường bằng cách kiểm soát HbA1c, tăng cường hiểu biết sức khỏe và rút ngắn thời gian mắc bệnh hay biến chứng do đái tháo đường type 2 gây ra.
10 Tế bào gốc trung mô và ứng dụng trong điều trị đái tháo đường type 2 / Phạm Tấn Pháp, Lê Thị Bích Phượng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 47-49 .- 610
Nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cell – MSC) nổi lên như là một ứng viên giàu tiềm năng, và còn giúp điều trị được nhiều bệnh lý khác. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa thường gặp, biểu hiện đặc trưng bởi sự tăng đường huyết mạn tính. Tỷ lệ bị bệnh ĐTĐ đã gia tăng nhanh chóng trên thế giới, trong đó có Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các trường hợp ĐTĐ diễn tiến mạn tính suốt phần đời còn lại và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế với những biến chứng cấp tính.