CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nha khoa

  • Duyệt theo:
1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của răng cối sữa ở trẻ em từ 4 - 8 tuổi có chỉ định phục hồi thân răng bằng chụp Bioflx tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh / Bùi Trung Tín, Nguyễn Minh Tuấn, Vũ Quốc Vương, Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Thị Mai Phương // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 88-94. .- 617

Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 48 răng của 23 trẻ nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những răng cối sữa ở trẻ em từ 4 - 8 tuổi có chỉ định phục hồi thân răng bằng chụp Bioflx tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2023 đến tháng 3/2024.

2 Khảo sát độ dày ngà chân răng, trên răng vĩnh viễn hàm lớn thứ nhất hàm dưới / Nguyễn Ngọc Linh Chi, Lê Hồng Vân // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 216-222 .- 617

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên hình ảnh phim chụp cắt lớp chùm tia hình nón của 90 răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới chụp tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, nhằm khảo sát độ dày ngà và xác định vùng nguy hiểm của chân răng vĩnh viễn gần và xa.

3 Thực trạng kém khoáng hoá men răng hàm răng cửa của học sinh Trường Trung học cơ sở Hoàng Long, Phú Xuyên, Hà Nội / Lê Hưng, Nguyễn Thị Hạnh, Phùng Hữu Đại, Lê Linh Chi, Đỗ Thị Thu Hằng, Nguyễn Ngọc Linh Chi , Hà Lan Hương, Phan Thị Bích Hạnh // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 306-314 .- 617

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 161 nam sinh viên khối Y học Dự phòng Trường Đại học Y Hà Nội thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nhằm mô tả kiến thức, thái độ về vi rút và các bệnh do HPV năm 2024 và một số yếu tố liên quan.

5 Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng sâu răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới của học sinh 12 tuổi tại Trường trung học cơ sở Hoàng Long năm 2023 / Lưu Văn Tường, Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Khánh Hoàng, Đinh Diệu Hồng // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 268-276 .- 617.63 22

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và yếu tố liên quan trên học sinh 12 tuổi tại Trường THCS Hoàng Long, Hà Nội (2023). Khám đánh giá và ghi nhận mức độ sâu răng 6 hàm dưới theo phân loại ICDAS II trên 134 học sinh. Kết quả cho thấy số trẻ sâu răng 6 hàm dưới chiếm tỷ lệ cao (80,6%), tỷ lệ sâu răng giai đoạn sớm (mức độ 1 và 2) chiếm khá cao (hơn 30%).

6 Thực trạng sâu chân răng ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện E năm 2021 - 2022 / Phan Thị Bích Hạnh, Lê Hưng, Nguyễn Thị Hạnh, Hà Lan Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 180-187 .- 610

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng sâu chân răng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 400 bệnh nhân tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E năm 2021 - 2022. Dữ liệu thu thập bằng cách khám và phỏng vấn bộ câu hỏi.

7 Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh trường trung học cơ sở Hoài Thanh, Bình Định năm 2019 / Hoàng Bảo Duy, Ong Thế Duệ, Nguyễn Thị Phương Dung, Vũ Thị Thu Hiền, Trần Tiến Thành, Khúc Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thúy Nga, Trần Thị Lan Anh, Phùng Lâm Tới // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 291-299 .- 610

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) học sinh trường THCS Hoài Thanh, Bình Định. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 760 học sinh vào tháng 11/2019. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn gián tiếp thông qua bộ câu hỏi. Trong 760 học sinh, có 43,6% có kiến thức CSSRKM tốt, 70,8% có thái độ tốt và 31,3% có thực hành tốt. So với học sinh nam, học sinh nữ thực hành CSSKRM kém hơn (OR = 0,16; p < 0,001).

8 Kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng cho trẻ của bà mẹ có con học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình năm 2019 / Lê Thị Kiều Hạnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 300-308 .- 610

Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu mô tả kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng của bà mẹ có con học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 356 bà mẹ có con học tại 2 trường mầm non Đề Thám và Hoa Phượng thuộc thành phố Thái Bình. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 77,2% bà mẹ biết nguyên nhân sâu răng ở trẻ là do ăn nhiều bánh kẹo; 91,3% bà mẹ biết biểu hiện trẻ bị sâu răng là có lỗ màu đen; 86,8% bà mẹ biết đúng biện pháp phòng bệnh răng miệng cho trẻ bằng chải răng hàng ngày. Có 29,2% bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh sâu răng và 11,5% bà mẹ có thực hành đúng về phòng bệnh sâu răng cho trẻ.

9 Thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng và một số yếu tố liên quan ở học sinh 12 - 15 tuổi khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Bình Định / Đỗ Sơn Tùng, Lê Vân Anh, Phùng Lâm Tới, Khúc Thị Hồng Hạnh, Ong Thế Duệ, Trần Thị Lan Anh, Hoàng Bảo Duy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 309-317 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1106 học sinh 12 - 15 tuổi tại thành thị và nông thôn tỉnh Bình Định sử dụng bộ câu hỏi tự điền nhằm thu thập các thông tin về nhân khẩu học và việc thực hành chăm sóc vệ sinh răng miệng của đối tượng. Tỉ lệ học sinh ở cả thành thị và nông thôn có thói quen chải răng đủ 2 lần/ngày; đủ 2 phút/lần và sử dụng kem đánh răng thường xuyên đều ở mức cao (trên 70%). Tỉ lệ sử dụng chỉ nha khoa/nước súc miệng (29,5% và 28%) và khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần (29,4% và 20,9%) còn thấp. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng bao gồm khu vực sinh sống là thành thị, giới tính là nữ, gia đình không trong diện nghèo và việc được bố mẹ quan tâm tới thực hành vệ sinh răng miệng.

10 Thay đổi răng – xương ổ răng sau điều trị khớp cắn loại II tiểu loại I có nhổ răng / Võ Thị Thúy Hồng, Đỗ Lê Phương Thảo, Nguyễn Thị Thu Phương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 110-117 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định sự thay đổi răng và xương ổ răng trên phim sọ nghiêng so sánh trước và sau điều trị ở các bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 có nhổ bốn răng hàm nhỏ và bước đầu xác định sự khác biệt giữa hai phương pháp neo chặn để làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn ở nhóm bệnh nhân sai khớp cắn này. Sau điều trị chỉ số U1-SN giảm 10,19 +- 9,070, chỉ số L1-MP giảm 4,53 +- 7,310, răng cửa hàm trên và hàm dưới kéo lui ra sau với chỉ số Is-Apog và li-Apog giảm 5,66 +- 2,95 mm và 3,45 +- 2,44 mm, độ cắn chìa giảm nhiều 3,50 +- 1,90 mm. Như vậy sau điều trị nhổ bốn răng hàm nhỏ ở bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1, răng cửa trên và dưới có sự thay đổi rất lớn, trục răng cửa được dựng thẳng, các răng cửa được kéo lùi ra sau nhiều.