CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn học--Nước ngoài

  • Duyệt theo:
1 Văn học bản địa Đài Loan dưới góc nhìn đa chiều của các kiến tạo văn học sử / Nguyễn Thu Hiền // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 58-68 .- 800.01

Tiến hành khảo sát các nghiên cứu về lịch sử văn học Đài Loan ở Đài Loan, ở Trung Quốc cũng như khảo sát quá trình văn học Đài Loan được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam để thấy được những tiếp cận khác nhau trong nhận diện về sự hình thành, phát triển cũng như những đặc trưng bản địa của văn học Đài Loan.

2 Bản dịch tiếng Việt tác phẩm thần khúc (cuốn địa ngục) của Dante Alighieri / Antonio Alessandro // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 10(596) .- Tr. 3-6 .- 800.01

Tìm hiểu và đánh giá vị trí của Dante. Phân tích vai trò của Thần khúc cũng như ý nghĩa của việc tái bản cuốn Địa ngục.

3 Nhật ký nhà văn của F. Dostoevsky : “vấn đề Phương Đông” và sự xác lập sứ mệnh nước Nga trong tương quan Âu - Á / Nguyễn Thị Thu Thủy // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 7(593) .- Tr. 79-89 .- 800

Khai thác một trong các chủ đề trọng tâm của Nhật ký nhà văn, đó là cách nhìn của Dostoevsky về “vấn đề Phương Đông” và vai trò của nước Nga trong tam giác quan hệ Châu Âu – Nga – Châu Á, hướng tới làm sang tỏ một số ý niệm trong Đông phương luận Nga.

4 Tích tụ tư bản trong trường văn học đầu thế kỉ XX qua tiếp nhận vốn văn học nước ngoài / Phùng Kiên // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 76-88 .- 800.01

Bài viết xuất phát từ một thực tiễn là nổ lực dịch và giới thiệu các tri thức văn hóa và văn học vào Việt Nam những năm 1920-1930 được thực hiện bởi các tri thức đương thời. Từ góc độ quan hệ các trường lực của văn học thế giới được P. Casanova phát triển nhằm xem xét những mối quan hệ bất cân xứng giữa các khu vực có vốn văn học lớn mang tính thống trị với các không gian bị trị.

5 Giới thiệu, tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa giai đoạn 1945-1985 / Trịnh Bá Đĩnh // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 10(584) .- Tr. 62-72 .- 800.01

Nghiên cứu việc giới thiệu, tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại. Giao lưu văn học là một hiện tượng phổ biến, có giao lưu thì mới có phát triển, thực tế văn học của dân tộc nào cũng vậy.

6 Phụ nữ, trẻ em và những hội thoại văn hoá trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini / Thái Phan Vàng Anh // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 73 – 80 .- 895

Nét đặc sắc trong các tác phẩm của Khaled Hosseini giúp thế giới, đặc biệt là người phương Tây biết và hiểu về Afghanistan. Tác phẩm của ông không chỉ là lời trần tình, mà còn là lời kêu gọi thức tỉnh, thức tỉnh từ những đối thoại văn hoá. Trong sự thức tỉnh ấy, các vấn đề về phụ nữ và trẻ em đặc biệt được chú ý.