CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ học--Việt Nam
1 ChatGPT và khả năng hiểu ngữ cảnh, hồi đáp lời than phiền gián tiếp của người Việt / Lại Thị Minh Đức // .- 2023 .- Volume 7 (N4) - Tháng 6 .- Tr. 01-08 .- 495.92
Bài báo này nghiên cứu việc liệu ChatGPT có hiểu được những phát ngôn than phiền gián tiếp (có tiền giả định và hàm ý thái độ, mang đặc trưng văn hóa Việt Nam trong đó) và cách ChatGPT ho i đa pcác phát ngôn than phiền ấy (reponse to indirect complaints). Đối với các công ty đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI (chat robo) vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, việc cần phải giải quyết than phiền từ khách hàng một cách chuyên nghiệp và lịch sự là rất quan trọng.
2 Ngữ âm học thực nghiệm đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng tại Việt Nam / Đinh Lư Giang, Nguyễn Công Đức, Nguyễn Văn Chính // .- 2023 .- Số 5 (391) .- Tr. 3-14 .- 400
Trình bày một số nội dung về ngứ âm học thực nghiệm đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng tại Việt Nam. Ngữ âm học thực nghiệm được hiểu là hướng nghiên cứu sử dụng các công cụ hiện đại trong việc mô tả, phân tích và tổng hợp âm thanh lời nói và là một phân ngành trong ngữ âm học.
3 Đặc điểm lời giải thích khái nhiệm trong một số văn bản luật ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Ly Na, Ngô Thị Thu Hương, Đỗ Thị Thúy Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 22-29 .- 400
Tìm hiểu lời giải thích khái niệm trong các văn bản luật dưới góc độ liên ngành ngôn ngữ học và logic học nhằm giúp cho việc soạn thảo và sử dụng lời giải thích khái nhiệm một cách rõ ràng trong một số văn bản luật hiện nay và trong thời gian tới.
4 Giải mã tên hoa trong tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận / Phan Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Minh Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 10 (331) .- Tr. 12-19 .- 800.01
Để giải mã tên gọi của các loài hoa, bài báo ap dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận để thống kê và phân loại các loại miền nguồn được dùng để “gọi tên” hoa theo cơ chế ẩn dụ, từ đó kiến giải tại sao lại dùng các miền nguồn này để đặt tên cho hoa.
5 Các cách tiếp cận liên ngành với ngôn ngữ học đến quan hệ bao thuộc / Phạm Văn Lam // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 9(330) .- Tr. 13-24 .- 400
Bài viết tập trung đề cập đến các cách tiếp cận quan hệ bao thuộc của ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học nhân chủng và ngôn ngữ học tính toán. Đây là những hướng tiếp cận có ảnh hưởng nhiều đến việc nghiên cứu quan hệ bao thuộc trong ngôn ngữ học.
6 Những vấn đề của ngôn ngữ học ứng dụng / Nguyễn Văn Khang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 5-14 .- 800
Nhìn nhận ngôn ngữ học ứng dụng trong dòng chảy chung của lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ, giới thiệu, trao đổi về ngôn ngữ học ứng dụng và cho rằng, tùy theo thực tế xã hội cũng như cảnh huống ngôn ngữ ở mỗi quốc gia mà có thể lựa chọn những vấn đề của ngôn ngữ học ứng dụng phù hợp cho từng giai đoạn.
7 Hiện tượng trộn mã ngôn ngữ của giới trẻ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt / Lê Thị Thùy Vinh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 12(320) .- Tr. 24-28 .- 400
Nghiên cứu hiện tượng trộn mã trên các bài báo điện tử dành cho giới trẻ Việt nhằm tìm ra các dạng thức trộn mã mà giới trẻ hay dung trên báo điện tử, từ đó đặt vấn đề về việc bảo vệ, phát triển, “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” để tiếng Việt vẫn mang bản sắc ngôn ngữ văn hóa Việt nhưng lại không cản trở sự hội nhập, quốc tế hóa hiện nay.
8 Những khác biệt thú vị giữa “không thể” và “có thể” trong tiếng Việt từ góc nhìn ngữ pháp chức năng / Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Kim Cúc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 8-16 .- 400
Trong khuôn khổ bài báo khoa học, tác giả muốn dung ngữ pháp chức năng soi chiếu vào hai động từ có thể và không thể trong tiếng Việt, tìm sự khác biệt thú vị giữa chúng trên ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học.
9 Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + từ chỉ bộ phận cơ thể người” trong tiếng Anh / Trần Trung Hiếu // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 17 (4) .- Tr. 692-704 .- 400
Phân tích các mô hình ẩn dụ ý niệm trong kết cấu “X+ từ chỉ bộ phận cơ thể người” trong tiếng Anh. Phân tích các ánh xạ ý niệm và cơ sở tri nhận của chúng, cũng như cách thức mà các kết cấu “X+ từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh nói riêng người Anh – Mĩ nói chung, đồng thời đặt ra một giả thuyết về mô hình của tư duy và văn hóa Anh – Mĩ.
10 Cách dùng cụm từ cố định trong câu đối Nôm của Nguyễn Khuyến / Nguyễn Văn Thạo, Lê Thị Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 4(296) .- Tr. 95-100 .- 400
Khảo sát các cụm từ cố định trong câu đối Nôm của Nguyễn Khuyến nhằm khẳng định biệt tài và phong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến.