CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ học--Việt Nam

  • Duyệt theo:
11 Đa nghĩa là kết quả của hòa trộn ý niệm : trường hợp động từ Chạy trong tiếng Việt / Nguyễn Minh Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 4(296) .- Tr. 12-29 .- 400

Nghiên cứu hiện tượng từ đa nghĩa nói chung từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận thông qua việc khảo sát và phân tích ngữ nghĩa của động từ chạy trong tiếng Việt với mục đích làm sáng rõ quá trình kiến tạo và mối quan hệ giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa.

12 Phân tích và định hướng ứng ngôn ngữ học cấu trúc vào dạy – học các môn lí thuyết tiếng trong chương trình cử nhân tiếng Anh ở Việt Nam / Phan Văn Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 3(283) .- Tr. 28-33 .- 400

Phân tích và định hướng ứng dụng một số nội dung cốt lõi của ngôn ngữ học cấu trúc vào dạy - học một cách hiệu quả các môn lý thuyết tiếng trong chương trình cử nhân tiếng Anh ở Việt Nam.

13 Dùng hoạt động khoảng trống thông tin nhằm thúc đẩy động lực và tham gia của sinh viên trong giờ nói / Ngô Thị Khánh Ngọc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 7 (274) .- Tr. 75-81 .- 400

Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng hoạt động khoảng trống thông tin để thúc đẩy sự tham gia và động lực học tập của sinh viên năm thứ hai ở trường Khoa học xã hội và nhân văn trong giờ học nói. Nghiên cứu trên 60 sinh viên từ hai lớp tiếng Anh trong vòng bốn tuần. Thu nhập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi khảo sát và hai bảng quan sát để đánh giá sự khác biệt trong sụ biểu hiện và thái độ học tập của hai nhóm trong giờ học nói.

14 Một số kiểu kết hợp ngữ pháp khác biệt của phương ngữ Nam Bộ / Hồ Văn Tuyên // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 9 (328)/2016 .- Tr. 43 – 49 .- 400

Bước đầu mô tả những kết hợp ngữ pháp ở phương ngữ Nam Bộ, so sánh chúng với quy tắc kết hợp quen thuộc trong ngữ pháp đại chúng để tìm ra quy luật ngữ pháp riêng.

15 Sự phát triển ngữ nghĩa của từ Ngon trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân: So sánh với đơn vị trương đương trong tiếng Anh / Nguyễn Thị Hạnh Phương // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 6 (325) .- Tr. 58 – 68 .- 495.922

Trên cơ sở lý nghiệm thân, bài viết tiến hành lý giải sự phát triển nghĩa của từ Ngon trong tiếng Việt trong so sánh với đơn vị tương đương của tiếng Anh.

16 Hành động ngôn ngữ Trì hoãn trong tiếng Việt (Trên cứ liệu các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao) / Lê Thị Hiền // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 9 (227)/2014 .- Tr. 60-63 .- 400

Bài viết vận dụng lí thuyết hành động ngôn ngữ để xác định hành động ngôn ngữ trì hoãn trong sự phân biệt một cách cụ thể với một hành động rất dễ nhầm lẫn với nó là Hứa trong tiếng Việt dựa trên cứ liệu các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao.

17 Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh – lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt – Mường / PGS. TS. Nguyễn Xuân Hòa // Ngôn ngữ .- 2011 .- Số 9 (268)/2011 .- Tr. 73-80. .- 400

Giới thiệu khái quát về lịch sử của ngôn ngữ học so sánh – lịch sử, nhiệm vụ nghiên cứu và những thao tác nghiên cứu ngữ âm lịch sử của ngôn ngữ học so sánh – lịch sử. Trình bày những kết quả thu được khi áp dụng các thủ pháp nghiên cứu so sánh – lịch sử  ngữ âm đối với một nhóm ngôn ngữ cụ thể - nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

18 Sự tác động của xã hội đối với ngôn ngữ và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay / GS. TS. Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ, Số 8/2010 .- 2010 .- Tr. 12-29 .- 400

Trình bày sự tác động của xã hội đối với các ngôn ngữ ở Việt Nam: đối với tiếng Việt, đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số; Sự tác động của xã hội đối với các ngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Những vấn đề đặt ra đối với chính sách về ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay.