CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chế biến thực phẩm

  • Duyệt theo:
1 Sử dụng mô hình học sâu dự đoán hàm lượng vi chất của thực phẩm sau chế biến / Nguyễn Hoàng Vũ, Đào Ngọc Bích, Trần Thanh Hương, Phạm Minh Triển // .- 2024 .- Tập 66 - Số 6 - Tháng 6 .- Tr. 01-08 .- 641

Thực tế, việc thu thập thông tin vi lượng của thực phẩm trước và sau chế biến đặt ra nhiều thách thức do sự biến đổi sinh học, sự tương tác của các thành phần trong món ăn. Cách tiếp cận hiện nay là thu thập dữ liệu từng thành phần dinh dưỡng trước và sau khi chế biến. Sau đó, các mô hình học máy thông thường sẽ sử dụng dữ liệu này để đưa ra kết quả dự báo tốt nhưng độ ổn định còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu này đề xuất sử dụng mô hình học sâu để huấn luyện trên bộ dữ liệu với 27 thành phần dinh dưỡng thay đổi qua hai quá trình chế biến nhiệt ẩm (luộc) và nhiệt khô (chiên) trích xuất từ bộ dữ liệu tham chiếu tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

2 Áp dụng mô hình dupont trong dự báo khả năng sinh lời của doanh nghiệp chế biến thực phẩm / Phạm Văn Tuệ Nhã // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 108-112 .- 658

Nghiên cứu này nhằm xác định những nhân tố tác động tới khả năng sinh lời tương lai theo hướng tiếp cận của DuPont - phương pháp bóc tách một số chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biên lợi nhuận, vòng quay tổng tài sản, hệ số nhân vốn chủ sở hữu (lần lượt đại diện cho hiệu quả quản lý chi phí, hiệu quả sử dụng tài sản và cơ cấu vốn) cùng với sự thay đổi của chúng đều có tác động tới khả năng sinh lời 1 năm sau - được đo lường bằng ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), ROE (tỷ suất sinh lời trên 1 chủ sở hữu) và sự thay đổi của chúng. Từ đó, tác giả đưa ra một số hàm ý khái quát cho xây dựng mô hình dự báo khả năng sinh lời.

3 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sấy bọt chế biến sản phẩm bột từ trái dưa lưới / // .- 2023 .- Số 2 .- Tr.87-96 .- 664.02

Trái dưa lưới (Cucumis melo L.) chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý, có lợi cho sức khỏe con người. Mục đích nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ của quá trình sấy bọt đến thành phần dinh dưỡng của bột trái dưa lưới, bao gồm tỷ lệ gum arabic, maltodextrin và thời gian sấy microwave. Hiệu quả của quá trình sấy bọt được đánh giá thông qua hiệu suất thu hồi, hoạt động độ nước, giá trị màu sắc, độ hòa tan, hàm lượng acid tổng, vitamin C, carotenoid. Kết quả thực nghiệm cho thấy ở tỷ lệ gum arabic 10%; maltodextrin 3% với thời gian xử lý trong microwave 13 phút đạt hiệu suất thu hồi 44,39±0,12%; hoạt động nước 0,346±0,03; giá trị màu L và b là 38,86±0,04 - 5,73±0,035; độ hòa tan là 90,57±0,23%; hàm lượng acid tổng 0,52±0,01%; hàm lượng vitamin C 25,72±0,33 mg% và hàm lượng carotenoid 27,98±0,25 μg/g. Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học quý giá về trái dưa lưới, đặc biệt cho ngành công nghệ thực phẩm.

4 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế độ sấy và hàm lượng bột từ hạt đậu đen (Vigna cylindrica) nảy mầm để sản xuất bánh quy giàu GABA / Trần Thị Ngọc Mai, Huỳnh Phương Quyên, Nguyễn Thái Ngọc Uyên // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 61-66 .- 641.5

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra công thức chế biến sản phẩm bánh quy có chứa thành phần chức năng GABA (gamma aminobutyric acid) từ hạt đậu đen nảy mầm. Kết quả cho thấy, quá trình nảy mầm gồm 3 công đoạn.

6 Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam / Nguyễn Đình Hòa, Ma Ngọc Ngà // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 525 .- Tr. 45 - 58 .- 330

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế và là con đường dẫn đến công nghiệp hóa thành công. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp chế biến, chế tạo chưa thực sự quan tâm đến hoạt động đổi mới sáng tạo. Đây là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cần quan tâm giải quyết để vượt qua bẫy giá trị gia tăng thấp.

7 Thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020 / Lê Hồng Quang, Lê Thị Hương, Dương Thị Thu Hiền, Nguyễn Thùy Ninh, Nguyễn Thị Thu Liễu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 122-129 .- 610

Nghiên cứu mô tả thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm có tầm quan trọng trong các bếp ăn tập thể, đặc biệt bếp ăn học đường, vì đối với lứa tuổi học sinh, cơ thể của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương, dễ bị ngộ độc cấp tính hoặc các bệnh mãn tính về sau. Nghiên cứu giúp cho các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có thêm cái nhìn tổng thể hơn, chi tiết hơn về thực trạng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể - một vấn đề xã hội hết sức quan tâm.

8 Kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non thành phố Hải Dương năm 2020 / Nguyễn Thị Thắm, Đào Thị Thu Thủy, Cáp Minh Đức // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 214-225 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non thành phố Hải Dương năm 2020. Kiến thức, thực hành của người tham gia chế biến tác động trực tiếp tới việc đảm bảo an toàn thực phẩm, người tham gia chế biến khi có kiến thức, thực hành tốt sẽ góp phần không nhỏ trong phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Trẻ lứa tuổi mầm non có nguy cơ bởi hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của các em kém hơn so với các đối tượng khác, vấn đề an toàn thực phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào nhà trường, nếu trẻ ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ cao nhất, ảnh hưởng nặng nề nhất và trầm trọng nhất đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng, giống nòi…

9 Sản xuất bột nêm từ phụ phẩm chế biến cá ngừ bằng công nghệ sinh học / Bùi Xuân Đông // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 46-47 .- 363

Trình bày ứng dụng sản xuất bột nêm từ phụ phẩm chế biến cá ngừ bằng công nghệ sinh học. Nếu tận dụng tối đa phụ phẩm chế biến cá ngừ sẽ góp phần giảm đáng kể thất thoát nguồn protein có lợi, đồng thời thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu mới trên thị trường, nâng cao giá trị cho ngành chế biến và khai thác cá ngừ. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phân lập và định danh các đoạn peptide trong FPH bằng phương pháp sắc ký lỏng kết nối khối phổ để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.

10 Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra và phân rã đóng góp của TFP ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam / Cao Hoàng Long, Hoàng Yến // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 2-10 .- 641.502 8

Bài viết này áp dụng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và ước lượng đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng đầu ra của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam giai đoạn 2011-2017, sau đó phân rã đóng góp của TFP vào tăng trưởng đầu ra thành tiến bộ kỹ thuật, thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi hiệu quả do quy mô và thay đổi hiệu quả do phân bổ. Kết quả ước lượng dựa trên dữ liệu cấp doanh nghiệp từ 2011-2017 cho thấy đóng góp của TFP và Vốn đến tăng trưởng đầu ra là tích cực (1,74% và 12,54%). Chúng tôi nhận thấy rằng đóng góp của TFP đến tăng trưởng đầu ra chủ yếu do tiến bộ kỹ thuật, đóng góp của thay đổi hiệu quả kỹ thuật âm và thay đổi hiệu quả do quy mô và do phân bổ có tác động không đáng kể. Bài viết cũng cho thấy đóng góp của thay đổi hiệu quả do phân bổ lao động là tiêu cực đối với cả hai ngành nghiên cứu và đóng góp của thay đổi hiệu quả do phân bổ vốn là dương đối với ngành sản xuất chế biến thực phẩm và âm đối với ngành sản xuất đồ uống.