CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vi phạm hành chính

  • Duyệt theo:
42 Hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính / Trần Đình Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418) .- Tr. 32 – 36 .- 340

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 dự kiến sẽ được Quốc hội khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ 10. Trong bài viết này, tác giả phân tích, bình luận và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Dự thảo Luật này.

43 Hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 09 (409) .- Tr.21 – 29 .- 340

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời gian qua, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đang phát sinh nhiều bất cập, hạn chế. Hiện nay, Quốc hội đang xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở nghiên cứu Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, bài viết đưa ra một số góp ý hoàn thiện đạo luật quan trọng này.

44 Cơ sở xác định mức phạt cụ thể khi có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng: Kinh nghiệm của Canada và một số gợi ý cho Việt Nam / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 06 (406) .- Tr. 53 – 52 .- 340

Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính, được thể hiện bằng các biện pháp trách nhiệm hành chính ( hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả). Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng biện pháp trách nhiệm hành chính đối với chủ thể vi phạm thì Nhà nước cũng cần có sự phân hóa cụ thể và tính chất, mức độ để từ đó quyết định mức phạt cho phù hợp. Bài viết phân tích cơ sở xác định mực phạt cụ thể khi có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng theo pháp luật của Canada và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.

45 Pháp luật về hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính – Bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Cao Vũ Minh // Luật học .- 2020 .- Số 3 .- Tr.52 – 66 .- 340

Trên cơ sở chỉ ra các bất cập trong quy định pháp luật về hình thức xử phạt như: Điều kiện để áp dụng không rõ ràng, việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi để áp dụng hình thức xử phạt chưa hợp lý; chưa quy định quyền giải trình đối với trường hợp chủ thể vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt...Bài viết đề xuất giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện pháp luật như: loại bỏ điều kiện “lỗi” khi áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện; thừa nhận quyền giải trình đối với trường hợp chủ thể vi phạm bị áo dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...

46 Vài ý kiến về vấn đề xây dựng bộ luật vi phạm hành chính của Việt Nam qua so sánh với Bộ luật vi phạm hành chính liên bang Nga / Nguyễn Cửu Việt // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 2(132) .- Tr. 3 – 10 .- 340

Bài viết trình bày về tính cấp thiết của việc xây dựng Bộ luật Vi phạm hành chính ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở nêu khái quát thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt nhấn mạnh sự vi phạm nghiệm trọng nguyên tắc pháp quyền từ quy trình ban hành quy định liên quan đến quyền con người. Qua đó bài viết đề xuất việc xây dựng Bộ luật Vi phạm hành chính của Việt Nam trên cơ sở tham khảo, tiếp nhận cơ cấu, các loại quy định mang tính nguyên tắc của Bộ luật Vi phạm hành chính Liên bang Nga.

47 Hoàn thiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về lao động / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 86 – 96 .- 340

Nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì xử phạt hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt để răn đe cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính, pháp luật còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Bài viết phân tích một số bất cập, hạn chế của biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

48 Một số vấn đề pháp lý cần hoàn thiện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch / Nguyễn Nhật Khanh // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 1(131) .- Tr. 18 – 29 .- 340

Nhằm bảo đảm hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thì xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, quy định pháp luật về xử phạt quy phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch vẫn còn tồn tại một số bất cập, từ đó gây ra nhiều khó khăn cho công tác xử phạt trong thực tiễn. Bài viết phân tích một số bất cập trong các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

49 Hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả “ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” / Trương Tư Phước // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 17 – 25 .- 340

“Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” là một biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng phổ biến trong xử phạt vi phạm hành chính. Thế nhưng, các quy định pháp luật hiện nay về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bài viết phân tích những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

50 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 01 (401) .- Tr.17 – 26 .- 340

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những nội dung quan trọng nhất của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Hiện nay, các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Bài viết phân tích những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện.