CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Người khuyết tật
1 Ưu đãi khi sử dụng lao động là người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam / Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 38 – 50 .- 340
Bình đẳng về cơ hội việc làm cho người khuyết tật là một trong những vấn đề quan trọng thực thi quyền con người. Bài viết này sẽ làm rõ các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người sử dụng lao động nhằm khuyến khích họ tuyển dụng người khuyết tật, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng để phát hiện những điểm còn bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật về ưu đãi đối với người sử dụng lao động có sử dụng người lao động khuyết tật.
2 Quyền làm việc của người khuyết tật trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Trần Thị Thúy Lâm // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 66-76 .- 340
Là nhóm xã hội dễ bị tổn thương, người khuyết tật cần được nhà nước và các chủ thể khác bảo đảm quyền bình đẳng về cơ hội thụ hưở ng tất cả các quyền con người, trong đó có quyền làm việc. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số hiện nay đã đặt ra yêu cầu bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật ở Việt Nam có những thay đổi mới . Nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và sự giảm dần của các nghề nghiệp cũng như cách tuyển dụng truyền thống có thể tạo ra nguy cơ không có việc làm đối với mọi người và càng trở thành vấn đề thách thức hơn đối với người khuyết tật. Nhận diện người khuyết tật là lực lượng lao động quan trọng và thành phần không thể thiếu của nền kinh tế, bài viết phân tích những thuận lợi, thách thức và đưa ra một số giải pháp trong việc bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay.
3 Chính sách hỗ trợ của nhà nước về giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam / Bùi Gia Huân, Đoàn Thị Yến // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 81-83 .- 332
Tại Việt Nam hiện nay, lực lượng lao động khuyết tật chiếm tỷ lệ không nhỏ. Do vậy, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giải quyết việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với lực lượng này. Bài viết phân tích một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động ở Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị để thực hiện tốt hơn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người khuyết tật trong thời gian tới.
4 Pháp luật về quyền lao động, việc làm của người khuyết tật và thực tiễn thi hành / Bùi Hữu Toàn, Đỗ Mạnh Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 10(482) .- Tr. 55-64 .- 340
Quyền lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản và đQuyền lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với người khuyết tật. Trong bài viết này, các tác giả trình bày các quy định trong các công ước quốc tế về quyền lao động và việc làm của người khuyết tật mà Việt Nam là thành viên; phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam, trong đó chỉ ra những ưu điểm hạn chế của pháp luật và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
5 Nghiên cứu và thiết kế chân giả chủ động cho người khuyết tật / Võ Minh Long, Đặng Ngọc Sỹ, Vũ Dương // .- 2023 .- Số 01(56) .- Tr. 16 - 26 .- 620
Hiện nay dạng khuyết tật vận động chi dưới chiếm số lượng cao nhất trong điều tra tổng số người khuyết tật tại Việt Nam. Mất đi chi dưới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và khả năng lao động của họ. Đa phần những người khuyết tật chi dưới chọn sử dụng chân giả kiểu thông thường có tính linh động thấp, tạo ra dáng đi không tự nhiên. Còn chân giả kiểu chủ động được nhập từ nước ngoài nên có giá thành cao: một chân giả trên gối của hãng Ottobock có giá thành từ 35 đến 320 triệu đồng, hay chi phí lắp đặt một chân giả trên gối tại Vulcan Augmetics dao động trung bình từ 25 đến 45 triệu đồng. Xuất phát từ đó, nhóm nghiên cứu mong muốn chế tạo một kiểu chân giả chủ động có giá thành thấp, phù hợp thể trạng người khuyết tật tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã phát triển được kiểu chân giả chủ động trên gối cho người khuyết tật với giá thành thấp (10 triệu đồng cho một chân giả). Chân có thể điều chỉnh được độ dài để đáp ứng sự phát triển của cơ thể, cho phép người khuyết tật sử dụng được trong thời gian dài hơn. Đầu gối có lắp cơ cấu giảm chấn thủy lực giúp gập duỗi gối được tự nhiên. Bàn chân được thiết kế hướng đến tính đơn giản nhưng có độ đàn hồi cao giúp cho việc tiếp đất êm ái và bước đi nhịp nhàng.
6 Bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế / Nguyễn Hải An, Trần Mộng Bình // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 1-12 .- 349.597
Trong bài viết này tác giả luận bàn về quyền tiếp cận công lý, thực trạng thực hiện và đưa ra một số giải pháp giúp đảm bảo tốt hơn quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
7 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của người khuyết tật : nghiên cứu thực nghiệm tại miền Bắc Việt Nam / Phùng Minh Thu Thủy, Hoàng Như Quỳnh, Trần Lưu Phương Hảo, Trần Lệ Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 303 .- Tr. 98-108 .- 658
Nghiên cứu này tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của người khuyết tật tại Việt Nam, từ đó xác định mối tương quan giữa tình trạng việc làm của người khuyết tật với các biến độc lập chính là Sự hỗ trợ từ gia đình và Sự hỗ trợ từ xã hội. Kết quả chỉ ra có sự khác biệt về tỷ lệ có việc ở các nhóm người khuyết tật khác nhau. Đặc biệt, sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội đều tác động tích cực đến tình trạng việc làm của người khuyết tật. Nhóm cũng đề xuất một số thay đổi trong chính sách nhằm tăng cơ hội có việc đối với người khuyết tật tại Việt Nam.
8 Đánh giá Luật người khuyết tật – So sánh với công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và khuyến nghị cho Việt Nam / Phan Thị Lan Hương // Luật học .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 30 – 42 .- 340
Luật Người khuyết tật được ban hành năm 2010, sau 10 năm thi hành, các quyền cơ bản của người khuyết tật đã được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, người khuyết tật vẫn gặp những rào cản khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các quyền học tập, chăm sóc y tế và đào tạo nghề, việc làm. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật và đảm bảo người khuyết tật được tham gia toàn diện vào đời sống xã hội là trách nhiệm của quốc gia thành viên. Thông qua việc phân tích các rào cản, thách thức và khoản trống pháp lí so với Công ước quốc tế và Quyền con người khuyết tật, bài viết đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
9 Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin / Trần Thái Dương // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 12 (356) .- Tr. 52-58 .- 340
Đưa ra một số góp ý đối với các quy định của Dự thảo Nghị định nêu trên về các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyến tật tiếp cận thông tin.
10 Thực trạng thực hiện các quy định về quyền có việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay / Hoàng Kim Khuyên // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 2 (346) .- Tr. 44-50 .- 340
Phân tích thực trạng thực hiện các quy định về quyền việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị.