CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Địa kỹ thuật
1 Đánh giá hệ số tập trung ứng suất đầu cọc với vải địa kỹ thuật bằng thí nghiệm hiện trường / Nguyễn Tuấn Phương // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 189-193 .- 690
Trình bày cách xác định hệ số tập trung ứng suất đầu cọc trong giải pháp hệ cọc bê tông cốt thép kết hợp với vải địa kỹ thuật bằng thí nghiệm hiện trường. Giải pháp hệ cọc BTCT kết hợp với vải địa kỹ thuật càng trở nên phổ biến và ứng dụng rộng rãi hơn khi hiệu quả của giải pháp thiết thực.
2 Ứng dụng cọc xi măng đất (CDM) kết hợp với lưới địa kỹ thuật để gia cố mái dốc đất đắp trên nền đất yếu để giảm thiểu rủi ro trượt lở đất / Mai Sỹ Hùng // .- 2024 .- Tháng 2 .- Tr. 111-113 .- 690
Dựa trên cơ sở khoa học để lựa chọn giải pháp gia cố sâu bằng cọc xi măng đất, mái dốc được gia cố bằng cách tạo các lớp lưới địa xen kẹp trong từng lớp đất đắp mái, có ví dụ tính toán cụ thể để kiểm chứng cho sơ đồ kết cấu lựa chọn, và cuối cùng là kết luận và kiến nghị cho những phạm vi công trình có thể áp dụng.
3 Sử dụng công nghệ radar xuyên đất trong công tác khảo sát địa kỹ thuật : lấy ví dụ cho một số dự án điển hình / TS. Đỗ Minh Tính // Xây dựng .- 2021 .- Số 6 (637) .- Tr. 52-56 .- 624
Giới thiệu công nghệ radar xuyên đất và tính ứng dụng của nó trong công tác khảo sát địa kỹ thuật thông qua một số ví dụ thực tế, với mục đích làm tài liệu tham khảo cho những người làm công việc có liên quan.
4 Lưới địa kỹ thuật trong xây dựng đường ô tô / TS. Lê Văn Chung // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 20-24 .- 624
Đưa ra một số dạng ứng dụng của lưới địa kỹ thuật khi xây dựng đường ô tô trên địa hình có điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp phù hợp với điều kiện Việt Nam trong bối cảnh còn thiếu các chỉ dẫn, các quy trình, các tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu chúng.
5 Bàn về sự lựa chọn khoảng cách giữa các lớp vải địa kỹ thuật gia cường trong nền đường đắp cao để phát huy hệ số an toàn ổn định / Huỳnh Ngọc Hào // Xây dựng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 226-231 .- 624
Phân tích từ các số liệu của công trình cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi về tính chất cơ lý của đất nền, đất đắp và cường độ vải địa kỹ thuật gia cường cũng như dạng hình học của đường đắp cao.
6 Mô phỏng số 3D của nền đường đắp trên nền đất yếu gia cố cọc đá dăm bọc vải địa kỹ thuật / TS. Phạm Văn Hùng, TS. Đào Phúc Lâm // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 66-70 .- 693
Phân tích độ lún của nền đường, cơ chế truyền tải trọng bên trong nền đắp và hiện tượng nở hông của cọc trong hai trường hợp nền đường đắp trên nền đất yếu gia cố bằng cọc đá dăm không và có bọc vải địa kỹ thuật.
7 Gia cường lề đường bằng vật liệu địa kỹ thuật / TS. Lê Văn Chung // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 25-29 .- 620
Đưa ra một số dạng ứng dụng vật liệu địa kỹ thuật trong kết cấu áo lề đường khi xây dựng tuyến đường trên địa hình có điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, trên tuyến có làn dừng khẩn cấp hay tuyến có cường độ xe chạy lớn, đồng thời giới thiệu phương pháp tính toán kiểm tra cường độ của nó, từ đó kiến nghị giải pháp sử dụng vật liệu địa kỹ thuật để gia cường áo lề đường, tạo cơ sở khoa học giúp người thiết kế, thi công có thể đưa vật liệu này vào sử dụng rộng rãi trong xây dựng nền mặt đường ô tô ở nước ta.
8 Tính toán độ ổn định mái taluy nền đường gia cố bằng bao địa kỹ thuật / TS. Nguyễn Thị Thu Ngà, ThS. Nguyễn Thị Huệ, ThS. Kiều Lan Hương, ThS. Nguyễn Tuấn Tú // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 29-34 .- 620
Đề cập đến việc tính toán hệ số ổn định khi gia cố mái dốc bằng công nghệ bao địa kỹ thuật, phạm vi áp dụng chủ yếu cho loại đất có cường độ chịu tải không cao và chiều cao đất đắp thấp.
9 Đánh giá khả năng sử dụng lưới địa kỹ thuật để gia cường mặt đường bê tông nhựa trong điều kiện Việt Nam / PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng, TS. Nguyễn Văn Long // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 43-46 .- 624
Một trong những giải pháp góp phần giải quyết tình trạng xuất hiện sớm các biến dạng, hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của kết cấu áo đường là sử dụng lưới địa kỹ thuật để gia cường mặt đường bê tông nhựa. Công nghệ này đã được sử dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công nghệ này còn rất mới, mới chỉ bước đầu được thử nghiệm ở một số công trình. Bài báo phân tích khả năng và phạm vi áp dụng có hiệu quả công nghệ này trong điều kiện Việt Nam.
10 Đánh giá ổn định của nền đắp gia cố bằng vải địa kỹ thuật không dệt khi sử dụng vật liệu đắp khác nhau / Huỳnh Võ Duyên Anh, KS. Phạm Tuấn Dũng // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 22-27 .- 624
Khảo sát sự xuất hiện của hiện tượng rào cản mao dẫn trong nền đắp gia cố bằng nonwoven geotextile, đánh giá ổn định tổng thể, cục bộ của nền đường gia cố khi xét đến ảnh hưởng của hiện tượng rào cản mao dẫn và chức năng thoát nước của nonwoven geotexile. Trong nghiên cứu này, hai loại vật liệu đắp nền (đất cát và đất sét), hai loại vật liệu địa kỹ thuật (geogrid, nonwoven geotexile) được sử dụng. Quá trình mưa thấm được mô phỏng trong modul SEEP/W ver 2012, sau đó kết quả được tích hợp vào modul SLOPE/W ver. 2012 để tính toán hệ số ổn định cho mái dốc.