CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp sản xuất

  • Duyệt theo:
21 Kế toán quản trị chi phí môi trường và thực tiễn vận dụng trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam / Nguyễn Đăng Học // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 210 .- Tr.41 - 47 .- 657

Bài viết hệ thống hóa nội dung của kế toán quản trị chi phí môi trường, thông qua việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu đã được công bố và phản ánh thực trạng vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp có nhận định đầy đủ hơn về nghiệp vụ này.

22 Các nhân tố tác động đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp / Trần Thị Thanh Hải, Dương Thị Lan // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 53(63) .- Tr. 24-31 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sơ thu thập dữ liệu từ 93 doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, trong 5 năm - từ năm 2014 đến năm 2018, nhằm xác định các nhân tố tác động đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Bài viết dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, với kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp theo mức độ giảm dần là: tỷ số ROA, hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tỷ số Nợ phải trả/Tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu /Tổng tài sản. Đây chính là cơ sở góp phần giúp các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư nhận định về khả năng hoạt động liên tục của các doanh nghiệp nhằm đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn, kịp thời.

23 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại dịch vụ / Ngô Thị Minh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 210 .- Tr. 44-48 .- 658

Phân tích nội dung lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ. Qua đó, đề xuất ý kiến liên quan đến chính sách cho quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp thương mại dịch vụ.

24 Vận dụng công cụ quản lý của kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất sợi / Nguyễn Thị Hồng Sương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.92 - 94 .- 657

Trong hệ thống thông tin phục vụ cho các quyét định kinh doanh tối ưu phải kể đến thông tin kế toán quản trị. Thông tin kế toán quản trị hữu ích là việc lựa chọn sử dụng các phương pháp kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm từng doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, vận dụng phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp sản xuất sợi nói riêng hiện nay còn chưa thống nhất. Bài viết phân tích việc vận dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất sợi tại Việt Nam nói riêng cho thấy rõ hơn thực tế này.

25 Vận dụng phương pháp tính giá thành cho các doanh nghiệp sản xuất bê tông / Vương Thị Hương, Chu Thị Thu Hằng, Vương Đăng Khánh Linh, Lê Thị Hoàng Liên // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 207 .- Tr. 76-78 .- 657

Trên cơ sở phân tích các chi phí, doanh nghiệp biết được những tỷ trọng các chi phí trong sản xuất kịp thời đảm bảo sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành sản phẩm thấp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

26 Vận dụng phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất / Trần Thị Thu Hà // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 713 .- Tr.53 – 55 .- 658

Việc phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra được các quyết định trong sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận như: Lựa chọn sản phẩm và sản lượng sản xuất , giá bán, định mức chi phí. Bài viết trao đổi về những vấn đề chung liên quan đế việc phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong doanh nghiệp, đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp sản xuất.

27 Phương pháp xác định nhu cầu vật tư dự trữ phù hợp với các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) / Lê Đình Chiều // Công thương (Điện tử) .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 233-238 .- 658

Vật tư được hiểu là những tư liệu lao động không đủ điều kiện là tài sản cố định và những đối tượng lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp công nghiệp nói chung, doanh nghiệp khai thác than nói riêng, vật tư đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sử dụng hàng ngàn danh mục vật tư thì việc quản lý vật tư ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết nghiên cứu phương pháp xác định nhu cầu vật tư dự trữ phù hợp với các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

28 Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng thành công SPC: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất cơ khí chế tạo tại Việt Nam / Phạm Việt Dũng // Khoa học Thương mại .- 2019 .- sỐ 130 .- Tr. 19-27 .- 658

Phương pháp SPC là sử dụng các công cụ thống kê để giám sát, quản lý và cải tiến quy trình sản xuất. Bài báo chỉ ra những yếu tố chính ảnh hưởng đến áp dụng thành công SPC trong các doanh nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng từ 272 doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu chỉ ra 06 yếu tố làm nên thành công SPC trong các doanh nghiệp, bao gồm: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Đào tạo và giáo dục về SPC; (iv) Vai trò của bộ phận chất lượng; (v) Triển khai thực hiện SPC; (vi) Lưu trữ dữ liệu. Đồng thời nghiên cứu cũng gợi ý một số giải pháp quản lý để thực hiện thành công SPC trong các doanh nghiệp.

29 Phân rã năng suất và hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế tác của Việt Nam theo loại hình sở hữu / Vũ Thị Huyền Trang // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 130 .- Tr. 57-65 .- 658

Nghiên cứu áp dụng phân rã mở rộng của phân rã động của Olley - Pakes được đề xuất bởi Melitz và Polanec (2015) cho nhiều nhóm doanh nghiệp để tính toán đồng thời hiệu quả phân bổ trong một nhóm và giữa các nhóm chia theo loại hình sở hữu, ngoài ra còn tính toán sự đóng góp của các doanh nghiệp sống sót, gia nhập và rút lui đến sự thay đổi năng suất gộp của ngành. Sử dụng số liệu cấp độ doanh nghiệp của ngành chế tác của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016, kết quả tính toán cho thấy ảnh hưởng giữa các nhóm loại hình sở hữu là tiêu cực trong tất cả các năm nghiên cứu. Trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả phân bổ bên trong nhóm của các doanh nghiệp nhà nước là lớn nhất; các doanh nghiệp gia nhập có đóng góp âm còn các doanh nghiệp rút lui có đóng góp dương đến năng suất gộp đối với cả ba nhóm sở hữu trong đó sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI gia nhập là nhỏ nhất.

30 Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: một kết quả nghiên cứu khảo sát / Vũ Thị Thu Hương, Lê Thị Việt Nga // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 131 .- Tr. 11-22 .- 658

Khi mức độ bao phủ của các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) ngày càng tăng và vai trò của TBT ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu, thì các nghiên cứu về ảnh huởng của TBT đối với thương mại quốc tế ngày càng được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm. Với mục đích nghiên cứu về ảnh hưởng của TBT đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu này đã khảo sát 106 doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật thuộc nhóm hàng như: máy móc thiết bị; máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; xăng dầu các loại; sắt thép các loại. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết tình hình doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng; mức độ ảnh hưởng của các quy chuẩn Việt Nam bao gồm: (i) Quy định về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm; (ii) Quy định về ghi nhãn sản phẩm; (iii) Quy định về phương pháp thử; (iv) Quy định về quản lý chất lượng và đánh giá hợp quy đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị và giải pháp với các bên liên quan nhằm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của TBT đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh từ cấp doanh nghiệp cho đến cấp quốc gia.