CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pháp luật
391 Địa vị pháp lý của hội trong hoạt động xây dựng pháp luật / Đỗ Minh Khôi // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 2 (105) .- Tr. 36-41 .- 340
Đánh giá địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội (không phải là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam) trong hoạt động xây dựng pháp luật.
392 Đánh giá khả năng thực thi pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Thị Dung // Luật học .- 2017 .- Số 1 (200) .- Tr. 12-20 .- 340
Đề cập khả năng thực thi pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội thông qua việc xác định tư cách pháp lí của doanh nghiệp xã hội trước và sau khi có Luật doanh nghiệp năm 2014; đánh giá tác động của yếu tố lợi ích từ việc thực thi pháp luật về doanh nghiệp xã hội đến khả năng thực thi hiệu quả pháp luật doanh nghiệp xã hội và đề xuất một số giải pháp.
393 Quản lí nhà nước đối với lao động giúp việc gia đình từ pháp luật đến thực tiễn thực hiện / Đào Mộng Điệp, Trương Thanh Khôi // Luật học .- 2017 .- Số 1 (200) .- Tr. 21-29 .- 340
Đề cập nội dung các quy định pháp luật về quản lí nhà nước đối với lao động giúp việc gia đình, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định này, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về quản lí nhà nước đối với lao động giúp việc gia đình.
394 Quản lí nhà nước về quyền lập hội và việc hoàn thiện dự thảo luật về hội ở Việt Nam / Nguyễn Anh Đức // Luật học .- 2017 .- Số 1 (200) .- Tr. 30-38 .- 340
Đề cập những nhóm quan hệ xã hội trong thực thi quyền lập hội và vai trò của quản lí nhà nước dựa trên giới hạn quyền lập hội và một số kiến nghị đối với Dự thảo Luật về hội hiện nay.
395 Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Thoa // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 7 (101) .- Tr. 31-42 .- 340
Phân tích một số quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật của một số nước trên thế giới và so sánh với pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
396 Giải thích điều ước quốc tế qua thực tiễn áp dụng của các cơ quan tài phán quốc tế - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Thăng Long // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 7 (101) .- Tr. 43-53 .- 340
Đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam trong việc củng cố lập luận của mình và chuẩn bị tốt tài liệu cho vụ kiện trọng tài hoặc vụ kiện về chủ quyền lãnh thổ trong tương lai trước một cơ quan tài phán quốc tế trong tương lai.
397 Thẩm quyền của tòa án Trung Quốc đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài – kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam / Phan Hoài Nam // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 7 (101) .- Tr. 63-72 .- 340
Trình bày các nội dung như sau: 1. Nguyên tắc chung xác định thẩm quyền của Tòa án Trung Quốc, 2. Các trường hợp ngoại lệ trong việc xác định thẩm quyền của tòa án Trung Quốc và 3. Một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.
398 Đứng tên giùm người nước ngoài mua bất động sản / Đỗ Văn Đại // .- 2016 .- Số 7 (101) .- Tr. 73-80 .- 340
Làm rõ án lệ mà Toà án nhân dân đã công bố 06 án lệ trong đó có 05 án lệ về lĩnh vực dân sự. Trong các án lệ này có án lệ liên quan đến trường hợp khá phổ biến là người nước ngoài (nhất là Việt kiều) nhờ người Việt Nam trong nước mua bất động sản tại Việt Nam.
399 Kiến nghị bổ sung quy định về thời điểm thực hiện hành vi phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 / Vũ Thị Thúy // .- 2016 .- Số 8 (102) .- Tr. 13-19 .- 340
Trình bày khái niệm về thời điểm thực hiện hành vi phạm tội từ đó đưa ra kiến nghị bổ sung quy định “thời điểm thực hiện hành vi phạm tội” trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
400 Một số ý kiến về quy định về phòng vệ chính đáng theo điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 / Hoàng Thị Tuệ Phương // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 8 (102) .- Tr. 20-26 .- 340
Đánh giá những thay đổi và đưa ra một vài ý kiến đối với quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 nhằm giúp cho quy định này phù hợp hơn với yêu cầu chính trị của chế định này trong tình hình mới.