CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngoại giao--Văn hóa

  • Duyệt theo:
1 Ngoại giao văn hóa của Saudi Arabia – yếu tố mới làm nên sức mạnh của Vương Quốc / Trần Thùy Phương // .- 2023 .- Số 01 (209) - Tháng 1 .- Tr. 33-39 .- 327

Trình bày một số chính sách ngoại giao văn hóa của Saudi Arabia. Phân tích bứt phá của Saudi Arabia trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. Từ đó đưa ra đánh giá và bình luận.

2 Kiến tạo sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao văn hóa giai đoạn 2012-2022 / Nghiêm Thúy Hằng, Trần Thị Ngọc Anh // .- 2024 .- Số 1 (269) - Tháng 1 .- Tr. 66-74 .- 327

Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng, phương pháp truyền bá sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao văn hóa giai đoạn 2012-2022, từ đó đưa ra đánh giá nhận diện về những điểm mới trong quá trình gia tăng ảnh hưởng mềm của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.

3 Phát huy bản sắc văn hóa ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025 / Phạm Thị Hồng Xuân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11(272) .- Tr. 32-38 .- 327

Bài viết trình bày 3 nội dung: Nhân học biểu tượng và biểu tượng cây tre trong văn hóa Việt Nam; Nét đặc sắc của văn hóa ngoại giao cây tre của Việt Nam; Phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025.

4 Hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với ASEAN trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 4(254) .- Tr. 60-68 .- 327

Đề cập đến cơ sở thúc đẩy nổ lực hợp tác của Hàn Quốc với ASEAN, chiến lược và định hướng chính sách giao lưu văn hóa của Hàn Quốc với ASEAN trong thời kỳ cầm quyền của các tổng thống Roh Moo-huyn, Lee Myung-bak, Park Geun-hee và Moon Jae-in. Đánh giá những thành công, hạn chế của tiến trình này và gợi mở những hàm ý thực tiễn cho Hàn Quốc trong bối cảnh triển khai “chính sách hướng Nam mới” ở Đông Nam Á

5 Ngoại giao văn hóa của Trung Quốc đối với Đông Nam Á hiện nay / Nghiên cứu Đông Nam Á // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 2(263) .- Tr. 44-50 .- 327

Tập trung phân tích các nhân tố tác động đến chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc như nhân tố địa lý, lịch sử; yêu cầu của chiến lược “vành đai con đường”; hay xu thế cạnh tranh chiến lược về văn hóa giữa các nước lớn ở Đông Nam Á hiện nay. Đồng thời, bài viết đi sâu nghiên cứu mục tiêu và quá trình triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc trong những năm gần đây.

6 Cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Nam Á trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa / Trần Hoàng Long, Nguyễn Lê Thy Thương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 4(113) .- Tr. 31-40 .- 327

Phân tích và làm rõ thực trạng cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Nam Á trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa thông qua các nội dung cơ bản sau: Hoạt động quảng bá và hợp tác văn hóa; sự ra đời và tầm ảnh hưởng của các trung tâm văn hóa; hoạt động hợp tác trong giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; công tác báo chí và truyền thông. Qua đó, bài viết khẳng định rằng ảnh hưởng về văn hóa của Ấn Độ ở khu vực Nam Á là không thể thay thế, nhưng nước này cần cảnh giác với sự tăng trưởng hiện diện và quảng bá vô cùng tích cực của Trung Quốc.

7 Ngoại giao văn hóa của Ấn Độ với Việt Nam giai đoạn 1991 - 2021 / Nguyễn Minh Giang // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 2(111) .- Tr. 23-30 .- 327

Tập trung làm rõ những biểu hiện và quá trình triển khai ngoại giao văn hóa của Ấn Độ với Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục – nghệ thuật – tôn giáo (Phật giáo) – những lĩnh vực được xem là nền tảng để tăng cường hiểu biết của công chúng Việt Nam về văn hóa Ấn Độ cũng như thúc đẩy mở rộng sức mạnh mềm của Ấn Độ ở Việt Nam.

8 Ngoại giao công chúng mới hay ngoại giao công chúng kỹ thuật số / Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 139-162 .- 327

Ngoại giao công chúng mới dựa trên kỹ thuật số và quyền lực mềm là sự tương tác hai chiều từ quốc gia ra quốc tế và từ quốc tế vào quốc gia, thúc đẩy giao lưu văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng góp phần thực hiện ba mục tiêu của đối ngoại: an ninh, hòa bình, phát triển và nâng cao vị thế.

9 Phương tiện truyền thông mới – sức mạnh mềm thúc đầy văn hóa, ngoại giao văn hóa và đề xuất cho trường hợp Việt Nam / Lê Thanh Bình // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 4 (155 ) .- Tr. 7 - 18 .- 327

Phân tích vai trò của các phương tiện truyền thông mới và đưa ra các khuyến nghị về giải pháp phát triển phương tiện truyền thông mới góp phần thúc đẩy văn hóa đối ngoại – sức mạnh mềm của đất nước. Đó là các giải pháp đồng bộ, toàn diện liên quan đến quản lý, đầu tư, chiến lược, phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, nâng cao dân trí, năng lực quốc gia trong gia đoạn hội nhập ngày nay.

10 Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á cuối thập niên 80 của thế kỷ XX / NCS. Phạm Lê Dạ Hương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 1 (214) .- Tr. 64-68 .- 327

Làm rõ mục tiêu, nội dung hoạt động cũng như phân tích nguyên nhân vì sao Nhật Bản lại chú trọng vào ngoại giao văn hóa đối với Đông Nam Á trong giai đoạn này.