CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Khởi sự kinh doanh

  • Duyệt theo:
1 Một số giải pháp khuyến khích tinh thần khởi nghiệp / Vũ Hoàng Mai // .- 2024 .- Số 660 - Tháng 6 .- Tr. 115 - 117 .- 658

Bài viết nhằm đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử hiện nay và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này.

2 Yếu tố đổi mới sáng tạo đối với khởi sự kinh doanh / Trương Anh Tuấn, Trần Tấn Tài // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 16 - 18 .- 658

Hiện nay, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đang gặp nhiều hạn chế như quy mô hẹp, chưa thường xuyên và chưa được quảng bá đến cộng đồng. Các sở, ngành, trường cao đẳng và doanh nghiệp lớn chưa đầy đủ sự vào cuộc để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Nghiên cứu khoa học và ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên cũng còn thiếu tính thực tiễn và tính sáng tạo. Cơ sở hạ tầng dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng chưa được hoàn thiện, đặc biệt là không gian làm việc chung và không gian sáng chế. Hiện chưa có chiến lược phát triển hỗ trợ khởi nghiệp cấp tỉnh, cũng chưa có trung tâm dịch vụ tổng hợp và khu làm việc chung. Các chính sách hỗ trợ và đầu tư cho các dự án doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng cũng chưa đầy đủ.

3 Mô hình nghiên cứu lựa chọn khởi sự kinh doanh toàn thời gian của doanh nhân kết hợp / Dương Công Doanh // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 312 .- Tr. 20-28 .- 658

Khởi sự kinh doanh song vẫn giữ công việc hưởng lương được coi là một trong những chủ đề nghiên cứu đang nhận được sự quan tâm trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh. Nghiên cứu này được kỳ vọng đem lại những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực khởi sự kinh doanh khi hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào giai đoạn đầu tiên của việc tham gia vào quá trình khởi sự kinh doanh mà thiếu sự chú ý tới giai đoạn tiếp theo của quá trình này, đó là việc chuyển đổi từ khởi sự kinh doanh kết hợp sang kinh doanh toàn thời gian, hoặc duy trì, hoặc từ bỏ để trở lại công việc toàn thời gian. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất một mô hình nghiên cứu lý thuyết để khám phá tại sao, và dưới những điều kiện nào, một người chọn khởi sự kinh doanh kết hợp như một lựa chọn nghề nghiệp kinh doanh, và tại sao và trong điều kiện nào họ quyết định thay đổi tình trạng hiện có.

4 Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam / Dương Công Doanh, Lê Thị Loan // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 306 .- Tr. 81-100 .- 658

Nghiên cứu này áp dụng mô hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam. Với dữ liệu được thu thập từ 1.738 sinh viên tại các trường Đại học tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính để đánh giá tác động của vốn quan hệ xã hội tới các biến trong mô hình hành vi có kế hoạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng gián tiếp và tích cự tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua cảm nhận khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, không có bằng chứng chứng tỏ có mối quan hệ trực tiếp giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh.

5 Nghiên cứu ảnh hưởng của sự tự tin năng lực khởi sự tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Ba Lan / Dương Công Doanh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 9 (264) .- Tr. 33-47 .- 658

Phát triển mô hình lý thuyết của Ajzen (1991) bằng việc đánh giá tác động gián tiếp của sự tự tin vào năng lực khởi sự tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua thái độ hướng tới khởi sự kinh doanh, chuẩn mực chủ quan và cảm nhận khả năng kiểm soát. Kiểm định mô hình lý thuyết với dữ liệu từ Ba Lan để làm sáng tỏ các mối quan hệ này trong bối cảnh Ba Lan – một quốc gia đang phát triển.

6 Vai trò của kỳ vọng kết quả và cảm hứng với ý định khởi sự kinh doanh xã hội / Bùi Ngọc Tuấn Anh, Phạm Xuân Lan // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 25-46 .- 658

Mục đích của nghiên cứu nhằm làm rõ cơ chế tác động của kỳ vọng kết quả, cảm hứng lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội qua ba thành tố của lý thuyết hành vi hoạch định, bao gồm: Chuẩn chủ quan, thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi. Những mối quan hệ được kiểm chứng qua 178 sinh viên đã tham gia các chương trình hoặc sự kiện do các cộng đồng doanh nghiệp xã hội tổ chức. Kết quả phân tích PLS-SEM cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu với dữ liệu nghiên cứu, đồng thời xác nhận các mối quan hệ đề xuất. Kết quả của nghiên cứu cũng xác nhận khả năng giải thích của lý thuyết hành vi hoạch định ứng dụng vào khởi sự kinh doanh xã hội. Điều bất ngờ từ kết quả nghiên cứu là thái độ, chứ không phải nhận thức kiểm soát hành vi gây ảnh hưởng mạnh đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong khi đó chuẩn chủ quan có ảnh hưởng khá khiêm tốn. Những phát hiện này giúp cho các nhà giáo dục và hoạch định chính sách có thêm các gợi ý quan trọng cho việc thúc đẩy ý định khởi sự kinh doanh xã hội với đối tượng sinh viên.

7 Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh / Nguyễn Trung Kiên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 571 .- Tr. 40-42 .- 650.01

Bài báo nhằm trình bày tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh, các trường phái lý thuyết về khởi sự kinh doanh, và một số mô hình lý thuyết được ứng dụng trong nghiên cứu khởi sự kinh doanh

8 Ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ và trở ngại cá nhân tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh: nhận thức của nữ sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội / Trần Văn Trang // .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 63-72 .- 658

Nghiên cứu này đề cập tới ảnh hưởng của các hỗ trợ từ bên ngoài, các trở ngại bản thân tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên. Nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với 826 nữ sinh viên tại 4 trường đại học ở Hà Nội và sử dụng phân tích cấu trúc tuyến tính để kiểm định các giả thuyết. Kết quả chỉ ra là sự hỗ trợ từ gia đình và người thân là yếu tố quan trọng nhất định hình ý định hành vi khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên. Nhận thức về sự hỗ trợ từ chính phủ (thể chế) có tác động tích cực, trong khi các trở ngại cá nhân có ảnh hưởng tiêu cực tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên. Đối với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của trường đại học, ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới ý định hành vi tới từ các khóa đào tạo trực tiếp về khởi nghiệp. Từ các kết quả này, các thảo luận và khuyến nghị chính sách đã được trình bày trong bài báo nhằm thúc đẩy lựa chọn hành vi khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên.

9 Tổng quan mô hình lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên / Nguyễn Thị Phương Ngọc // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 304-309 .- 658

Bài nghiên cứu cung cấp một số lý thuyết nền tảng về vấn đề khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh, đồng thời tác giả còn lược khảo và phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước để qua đó đề xuất mô hình nghiên cứu cấc nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên.

10 Hoàn thiện hệ biếu trưng trực quan của các công ty khởi sự kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Quang Trung // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 314-319 .- 658

Hệ biểu trưng trực quan là bộ phận cấu thành đóng vai trò nền tảng nhận biết văn hóa doanh nghiệp của một công ty khởi sự kinh doanh. Bằng phương pháp xác minh biểu trưng văn hóa doanh nghiệp (kiến trúc, nghi lễ, biểu tượng, khẩu hiệu và ấn phẩm điển hình), tác giả bài viết phân tích thực trạng sở hữu hệ Hệ biểu trưng trực quan và đề xuất 03 giải pháp: (1) cần nhanh chóng hoàn thiện Hệ biểu trưng trực quan theo hướng thích ứng với thời đại số mới, (2) xây dựng quyển sổ tay văn hóa doanh nghiệp, (3) thiết lập và áp dụng Bộ quy tắc ứng xử nhằm hoàn thiện Hệ biểu trưng trực quan của các công ty khởi sự kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.