CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Đối ngoại

  • Duyệt theo:
1 Chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhìn từ luật quan hệ đối ngoại năm 2023 / Nguyễn Đặng Lan Anh // .- 2024 .- Số 4 (272) - Tháng 4 .- Tr. 23-32 .- 327

Trình bày khái quát về quá trình ban hành Luật quan hệ đối ngoại. Phân tích về thiết lập và củng cố vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Tập Cận Bình trong lĩnh vực đối ngoại. Bài viết chỉ ra rằng Luật Quan hệ đối ngoại đã chính thức thiết lập sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và củng cố quyền kiểm soát toàn diện của ông Tập Cận Bình đối với hoạt động đối ngoại.

2 Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu” trong tư duy đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới / Trần Chí Trung // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 47 - 70 .- 327

Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu” là một trong những đột phá quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, được đề ra chính thức từ Đại hội X (năm 2006), thể hiện rõ nét nhất qua việc Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Bài viết làm rõ nguồn gốc của chủ trương đưa quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu thông qua phân tích quá trình phát triển tư duy đổi ngoại của Đảng từ thời kỳ đầu Đổi mới. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực tiễn triển khai chủ trương này và đề xuất một số giải pháp tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu hiệu quả, ổn định, bền vững trong bối cảnh mới.

3 Cuộc gặp trực tiếp thượng đỉnh Trung – Mỹ tại San Francisco (15/11/2023) / Nguyễn Huy Quý // .- 2023 .- Số 12 (268) - Tháng 12 .- .- 327

Trình bày một số vấn đề về cuộc gặp trực tiếp thượng đỉnh Trung – Mỹ tại San Francisco (15/11/2023. Tại cuộc gặp gỡ này đã thể hiện sự điều chỉnh có ý nghĩa tích cực theo hướng hòa hoãn quan hệ Trung – Mỹ trong giai đoạn trước mắt, nhưng không tạo ra bước đột phá có tính chất cơ bản trong quá trình cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ về lâu dài.

4 Thập tam hãng – Tổ chức quản lý ngoại thương của nhà Thanh / Nguyễn Văn Nguyên, Trần Thị Thủy // .- 2023 .- Số 7 (263) - Tháng 7 .- Tr. 43-53 .- 327

Nghiên cứu về quá trình phát triển cho đến sự lụi tàn và vai trò của mô hình tổ chức ngoại thương manh nha tư bản của nhà nước phong kiến Trung Quốc trên phương diện kinh tế cũng như văn hóa, cùng những thuận lợi và bất cập của một mô hình quản lý ngoại thương được nhà nước phong kiến thí điểm và sử dụng.

5 Quan hệ xã hội trong nội bộ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc : Nghiên cứu trường hợp ba tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai / Nguyễn Thị Tám // .- 2023 .- Số 8 (2640) - Tháng 8 .- Tr. 59-71 .- 327

Phân tích mối quan hệ xã hội nội tộc người ở sâu khía cạnh chính. Từ đó xem xét đánh giá những tác động của các mối quan hệ này đến quản lý xã hội vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

6 Chiến lược năng lượng của Liên Bang Nga / Nguyễn Thanh Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 11(266) .- Tr. 4-12 .- 327

Bài viết đề cập đến các chiến lược năng lượng của Liên Bang Nga qua các giai đoạn, đưa ra một số đánh giá bước đầu trong quá trình thực hiện những chiến lược này.

7 Triển vọng quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ và một số khuyến nghị / Đào Ngọc Tuấn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 623 .- Tr. 58 - 60 .- 658

Việt Nam đã thành công trong việc lựa chọn và thực hiện những bước đi mang tính đột phá nhằm xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện theo hướng cân bằng vì mục tiêu giữ vững nền độc lập và phát triển đất nước. Những thành tự đạt được trong chính sách và quan hệ với Mỹ đã đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với khu vực và thế giới, củng cố thế và lực của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

8 Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc hiện nay nhìn từ lý thuyết và mối quan hệ giữa các định chế quốc tế với hệ thống thế giới / Phạm Quốc Thành, Phùng Chí Kiên // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 9 (253) .- Tr. 29-41 .- 327

Luận giải một số khía cạnh lý thuyết trọng yếu về định chế quốc tế, hệ thống thế giới cũng như mối quan hệ giữa chúng. Trên cơ sở đó, đưa ra một số luận giải có liên hệ với cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung những năm gần đây xoay quanh các định chế quốc tế truyền thống và định chế quốc tế mới.

9 Con đường tơ lụa kĩ thuật số của Trung Quốc và những tác động đến khu vực Đông Nam Á / Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Thu Hà // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 10 (254) .- Tr. 29-37 .- 327

Khái niệm về “con đường tơ lụa kĩ thuật số” của Trung Quốc. Những tác động của “con đường tơ lụa kĩ thuật số” đến khu vực Đông Nam Á và cách ứng phó của Việt Nam.

10 Hội nhập quốc tế như một định hướng then chốt trong chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2016-2021 : thành tựu, thách thức và triển vọng / Vũ Thụy Trang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 6 (261) .- Tr. 10-17 .- 327

Trình bày một số quan điểm cơ bản về hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ 2001 đến nay; Kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2016-2021; Một số định hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian tới theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.