CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Biển
1 Hiệp định thực thi Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia - Một bước tiến mới của luật biển Quốc tế / Lê Thị Xuân Phương, Trần Thị Kim Nguyên // .- 2024 .- Số 1 (173) - Tháng 1 .- Tr. 104 – 114 .- 340
Cộng đồng quốc tế đang chào đón một văn kiện pháp lý quốc tế đa phương mới điều chỉnh các nguồn lợi sinh học ở các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia ven biển; trong đó, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực và chủ động từ những ngày đầu soạn thảo và thương lượng. Bài viết này giới thiệu một cách tổng quan quá trình soạn thảo và tóm lược những nội dung chính của Hiệp định, làm rõ vai trò tích cực chủ động của Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng điều ước này và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp định này.
2 40 năm phát triển công ước Luật biển của Liên hợp quốc và sự tham gia tích cực của Việt Nam / Hoàng Việt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 21-27 .- 340
Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) đã được ký kết năm 1982. 40 năm qua, UNCLOS đã cho thấy vai trò quan trọng trong việc quản lý biển và đại dương trên toàn cầu. UNCLOS đã có nhiều thành tựu lớn lao, nhưng cũng có những thách thức đối với vai trò và sự phát triển của bản “Hiến pháp của Biển và Đại dương” này. Việt Nam là một trong các quốc gia đã tham gia ký kết UNCLOS rất sớm, đồng thời Việt Nam cũng có rất nhiều hoạt động tích cực ủng hộ, vận dụng và phát triển UNCLOS trong suốt thời gian qua.
3 Một số vấn đề về phân định ranh giới biển trong vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia bằng biện pháp đàm phán / Nguyễn Thị Hồng Vân // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 92 – 104 .- 340
Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia có bờ biển liền kề và đối diện nhau. Tranh chấp biển giữa hai nước xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước cho đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Cả hai quốc gia đã từng trải qua những đau thương của chiến tranh nên hiểu rõ giá trị của hòa bình. Vấn đề biên giới trên bộ vốn đã phức tạp, kéo dài nhiều năm chưa giải quyết xong, phân định biên giới biển sẽ càng khó khăn hơn khi giữa hai quốc gia có quan điểm quá khác biệt. Trên cơ sở phân tích những thành công của Hiệp định 1982, bài viết chỉ ra những vấn đề đặt ra cho quá trình đàm phán.
4 Áp dụng quy tắc giải thích điều ước quốc tế trong xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa / Lê Thị Anh Đào // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 22 (470) .- Tr. 3-9 .- 340
Vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của chúng. Tuy nhiên, Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS) không quy định rõ về cách xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các nhóm đảo xa bờ thuộc chủ quyền của quốc gia lục địa. Với mục đích làm sáng tỏ vấn đề trên, tác giả của bài viết này phân tích các quy tắc giải thích điều ước quốc tế, từ đó áp dụng các quy tắc này để giải thích các quy định của UNCLOS trong trường hợp xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
5 Công ước về Luật biển năm 1982 và nghề cá ở Đông Nam Á / Nguyễn Hồng Thao // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.11 - 18 .- 340
Năm 2022, Công ước về Luật biển(UNCLOS) tròn 40 năm tuổi kể từ ngày ký. Bản " Hiến pháp đại dương" này thiết lập một trật tự pháp lý mới tên biển, trong đó có nghề cá. Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một trong những khu vực phản ánh rõ những mặt tích cực và hạn chế trong thực hiện quản lý nghề cá mà Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982(UNCLOS) mang lại.
6 Trung Quốc tăng cường lực lượng hải cảnh và một số tác động đối với khu vực / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 5(237) .- Tr. 50-61 .- 340
Bài viết tóm tắt những nét lớn về “Luật Cảnh sát biển” Trung Quốc, đồng thời khái quát những quan ngại sâu sắc của các nước ven Biển Đông và các nước lớn.
7 Các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian gần đây dưới góc nhìn của Luật pháp, quan hệ quốc tế và phản ứng của Việt Nam / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 2(132) .- Tr. 97 – 108 .- 340
Bài viết phân tích làm sáng tỏ các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc trong thời gian qua trên biển Đông, đồng thời, phân tích, trù liệu phản ứng của Việt Nam đã và nên thực hiện trong tương lai nhằm đối phó có hiệu quả với các hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển Đông
8 Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm trong quá trình vận hành tàu thyền – pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Chung Lê Hồng Ân // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 107 – 116 .- 340
Hoa Kỳ và Việt Nam đều là quốc gia ven biển, thành viên của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (MARPOL)). Trong khi pháp luật Hoa Kỳ có những quy định tiến bộ và có khả năng áp dụng trên thực tế cao thì các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập cần hoàn thiện. Trên nền tảng phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật Hoa Kỳ và so sánh với pháp luật Việt Nam, bài viết sẽ đưa ra những bình luận cũng như giải pháp sửa đổi, bổ sung cho pháp luật Việt Nam.
9 Khía cạnh pháp lí của hoạt động mua bán xăng dầu trên biển theo quy định của công ước Luật biển năm 1982 và án lệ quốc tế / Trần Hữu Duy Minh // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 56 – 67 .- 340
Bài viết phân tích các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 , đặc biệt là các án lệ của Tòa án quốc tế về luật biển để làm sang tỏ khía cạnh pháp lí của hoạt động này trong các vùng biển thuộc thẩm quyền quốc gia của quốc gia ven biển và trên Biển cả, qua đó chỉ ra các căn cứ pháp lí để quốc gia ven biển có thể ban hành và thực thi pháp luật đối với hoạt động này phù hợp với quy định của Công ước.
10 Phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lí – quy định, thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam và Malaysia / Trần Lê Duy // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 13 – 28 .- 340
Bài viết phân tích các khía cạnh pháp lí liên quan đến phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lí trước khi có khuyến nghị của Uỷ ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc theo quy định tại Công ước luật biển năm 1982, thực tiễn các quốc gia và một số vụ việc có liên quan tại các cơ quan tài phán quốc tế; đưa ra nhận xét và khuyến nghị về những nội dung liên quan đến phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lí giữa Việt Nam và Malaysia.