Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn
Tác giả: Trần Sơn Hải, Nguyễn Mai LinhTóm tắt:
Quyền khởi kiện vụ án dân sự được thừa nhận tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015. Hiện nay đang tồn tại 02 quan điểm khác nhau về khái niệm khởi kiện vụ án dân sự: (i) “Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước”; (ii) “Quyền khởi kiện vụ án dân sự là một quyền tố tụng được ghi nhận trong pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác trong phạm vi quyền hạn của mình có quyền tự quyết định việc yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của người khác hay lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm”.
- Đại diện khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
- Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
- Hình thức tồn tại và khả năng thỏa thuận của biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Áp dụng pháp luật trong trường hợp chưa có điều kiện áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự
- Bàn về thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bảo biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản tại ngân hàng