CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Sở hữu trí tuệ
1 Có nên công nhận tư cách tác giả của trí tuệ nhân tạo trong bảo hộ sáng chế và quyền tác giả? / Nguyễn Trần Hải Đăng // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 10 - 14 .- 340
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong mọi lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, khác với những thành tựu khoa học và công nghệ trước đó, như máy tính, điện thoại, internet…, vốn dĩ được con người xem như một công cụ đơn thuần, AI lại đang gây ra tranh cãi về việc nên đối xử với chúng như một công cụ hay một chủ thể. Dưới góc nhìn pháp lý nói chung, tư cách pháp lý của AI cũng đang khiến các nhà làm luật tốn nhiều giấy mực. Đặc biệt, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), sự tham gia của AI vào các hoạt động sáng tạo, vốn được xem là lãnh địa riêng của con người cũng đã đặt ra một câu hỏi hóc búa, rằng có nên công nhận tư cách tác giả của AI trong việc bảo hộ sáng chế và quyền tác giả hay không?
2 Bảo hộ giải pháp hữu ích: Những ưu điểm mà chủ đơn cần quan tâm / Nguyễn Thuỳ Linh // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 15 - 18 .- 340
Bài viết phân tích chi tiết về bảo hộ GPHI tại Việt Nam, qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về việc bảo hộ đối tượng này theo pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT), từ đó có sự vận dụng, lựa chọn để tối ưu hóa khả năng được cấp văn bằng bảo hộ (VBBH) độc quyền.
3 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam / Khổng Quốc Minh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 04-07 .- 340
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ (KH&CN), đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; kế thừa giá trị của các văn bản pháp luật đã được ban hành, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, bảo đảm cân bằng lợi ích quốc gia và sự tương thích với các điều ước quốc tế. Cụ thể hơn là bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hoạt động sáng tạo; khuyến khích hoạt động sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực.
4 Bảo hộ nhãn hiệu mùi hương: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam / Hoàng Đức Cường // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 17-20 .- 340
Bài viết góp phần làm rõ khái niệm nhãn hiệu mùi hương, cung cấp thêm thông tin về quy định của một số quốc gia trong vấn đề này; đồng thời làm rõ hơn những khó khăn, thách thức khi công nhận nhãn hiệu mùi hương, từ đó đưa ra những gợi ý đối với pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
5 Quy định về “sử dụng hợp lý” tác phẩm: Góc nhìn so sánh từ pháp luật Vương quốc Anh và Việt Nam / Lê Vũ Vân Anh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 19-22 .- 346.597048
Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam sửa đổi năm 2022 đã có một sự thay đổi lớn đối với ngoại lệ của quyền tác giả tại Điều 25. Các biện pháp này thường được biết đến dưới tên gọi “fair dealing” (sử dụng hợp lý) ở các nước như Vương quốc Anh, Úc, Ấn Độ. Bài viết phân tích khái niệm này ở Vương quốc Anh và so sánh với Luật SHTT Việt Nam để các nhà làm luật quốc gia, nhà nghiên cứu và thẩm phán có thể tham khảo khi áp dụng vào thực tiễn.
6 Cơ sở xác định bản quyền tác phẩm văn học tại Việt Nam / Phạm Văn Đức, Nguyễn Thùy Trang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 11(764) .- Tr. 23-25 .- 340
Bản quyền hay quyền tác giả, tác quyền (copyright) là khái niệm xác định quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Việc nắm bắt đầy đủ các cơ sở xác định bản quyền đối với tác phẩm nói chung và tác phẩm văn học riêng là cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học tại Việt Nam. Thực tế hiện nay, các quy định về cơ sở xác định bản quyền tác phẩm văn học là tương đối rõ ràng nhưng vẫn còn tồn tại một số nội dung cần được quan tâm và sớm hoàn thiện trong thời gian tới.
7 Những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ / Ngô Văn Hiệp // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.47-52 .- 346.597048
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Qua hơn 16 năm thực hiện(1), Luật SHTT đã phát huy hiệu quả to lớn trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý hữu hiệu trong việc xác lập, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật SHTT thời gian qua cũng cho thấy một số quy định của Luật đang bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về công nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nên việc tăng cường bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, việc chỉ ra các hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó sửa đổi, bổ sung Luật SHTT là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
8 Xác định giá trị của sáng chế trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam: Khía cạnh pháp lý và một số khuyến nghị / Trần Văn Nam, Trần Văn Hải, Nguyễn Quang Huy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64(10) .- Tr. 36-40 .- 340
Xác định giá trị của SC là một công đoạn quan trọng trong việc thương mại hóa tài sản vô hình như chuyển giao công nghệ, góp vốn kinh doanh bằng SC… Việt Nam đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về định giá tài sản vô hình, nhưng không có quy định riêng về xác định giá trị của SC nên trong thực tế đã gặp những hạn chế nhất định trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật này. Bài viết phân tích những hạn chế của pháp luật Việt Nam về xác định giá trị của SC và đề xuất giải pháp khắc phục.
9 Hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ / Đỗ Đức Hồng Hà, Phùng Văn Huyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.8 - 12 .- 346.597048
Trong phạm vi bài viết này, các tác giả góp ý hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Dự án Luật) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021).
10 Hoàn thiện các qui định của luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian / Phan Quốc Nguyên, Mai Quỳnh Chi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.13 - 17 .- 346.597048
Luật Sở hữu Trí tuệ đã có những quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới và gây nhiều tranh cãi, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi quốc tế. Tác phẩm văn học dân gian là tài sản chung của cộng đồng, nhưng không đồng nghĩa là vô chủ, có thể tùy nghi khai thác, sử dụng. Việc tùy tiện sử dụng, khai thác tác phẩm văn học dân gian sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực không nhỏ, thậm chí có thể theo chiều hướng ngược lại với những giá trị mà nó mang đến cho cộng đồng. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, phân tíchthực trạng sử dụng tác phẩm văn học dân gian, thực trạng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.