Những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ
Tác giả: Ngô Văn HiệpTóm tắt:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Qua hơn 16 năm thực hiện(1), Luật SHTT đã phát huy hiệu quả to lớn trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý hữu hiệu trong việc xác lập, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật SHTT thời gian qua cũng cho thấy một số quy định của Luật đang bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về công nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nên việc tăng cường bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, việc chỉ ra các hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó sửa đổi, bổ sung Luật SHTT là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
- Có nên công nhận tư cách tác giả của trí tuệ nhân tạo trong bảo hộ sáng chế và quyền tác giả?
- Bảo hộ giải pháp hữu ích: Những ưu điểm mà chủ đơn cần quan tâm
- Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam
- Bảo hộ nhãn hiệu mùi hương: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam
- Quy định về “sử dụng hợp lý” tác phẩm: Góc nhìn so sánh từ pháp luật Vương quốc Anh và Việt Nam