CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhân viên

  • Duyệt theo:
21 Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19 / Bùi Thanh Thúy, Trần Thị Len, Nguyễn Kim Thư, Trần Thơ Nhị, Đỗ Tuyết Mai, Phạm Anh Tùng, Trần Thanh Hương // .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 69-76 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19. Các nhân viên y tế, những cán bộ tham gia công tác phòng chống COVID-19 không những đối mặt với nguy cơ cao nhiễm bệnh mà còn dễ gặp phải các áp lực về tâm lý. Những áp lực như phải cách ly với gia đình, công việc căng thẳng, có nguy cơ lây nhiễm bệnh… dẫn đến các rối loạn tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, những yếu tố như thời gian làm việc, mức độ tiếp xúc, xuất hiện các triệu chứng thực thể, có người thân bị nhiễm COVID-19, yếu tố hỗ trợ/kỳ thị… có mối liên quan trực tiếp đến nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần có những giải pháp nhằm giảm bớt căng thẳng của nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19.

22 Khai phá mối quan hệ trao đổi lãnh đạo – nhân viên đến sự chia sẻ kiến thức và sự mâu thuẫn quan hệ với đồng nghiệp / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 5-24 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra mối quan hệ đồng thời giữa ba yếu tố: LMX, sự mâu thuẫn với đồng nghiệp và sự chia sẻ kiến thức ngụ ý thông qua cách tiếp cận từ lăng kính văn hóa phương Đông. Nghiên cứu dùng phương pháp định tính – phỏng vấn sâu để thăm dò, khám phá và khai thác sâu hơn về nhận thức của 10 nhân viên có kinh nghiệm, chuyên viên và các nhà quản lý cấp trung về chất lượng mối quan hệ LMX của họ với cấp trên. Những phát hiện của nghiên cứu này đóng góp thêm về mặt lý thuyết và ứng dụng cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các yếu tố LMX, sự mâu thuẫn cảm xúc cá nhân với đồng nghiệp và sự chia sẻ kiến thức ngụ ý trong môi trường văn hóa Việt Nam, nơi mà khoảng cách giữa công việc và cuộc sống bị thu hẹp, nhân viên xem cấp trên như người thân, người anh em trong gia đình, còn cấp trên thì luôn quan tâm, chăm sóc cấp dưới.

23 Trách nhiệm xã hội đối với nhân viên và hiệu quả làm việc: Vai trò trung gian của hành vi công dân tổ chức trong bối cảnh dịch vụ khách sạn / Nguyễn Hữu Khôi // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 288 .- Tr. 74-82 .- 658

Tác động của cảm nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng đến nhân viên đến hiệu quả làm việc hầu như chưa được làm rõ trong bối cảnh khách sạn. Dựa trên lý thuyết bảo tồn nguồn lực, mục tiêu của nghiên cứu là thảo luận và kiểm định mối quan hệ gián tiếp giữa hai biến số thông qua biến số trung gian là hành vi công dân tổ chức hướng đến nhân viên và hành vi công dân tổ chức hướng đến tổ chức. Để thực hiện mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng trên một mẫu gồm 314 nhân viên khách sạn tại Nha Trang. Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy và độ giá trị, và các giả thuyết đều được ủng hộ bởi dữ liệu. Từ kết quả trên, nghiên cứu đề xuất một vài hàm ý học thuật và quản trị cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn.

24 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco Tiền Giang / Nguyễn Thanh Bình // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.66 - 68 .- 658

Nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco Tiền Giang. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để xem xét mức độ tác động của các yếu tố rút ra được từ phân tích nhân tố khám phá động lực làm việc của nhân viên. Số liệu được sử dụng để phân tích qua phỏng vấn 300 nhân viên tại Công ty. Kết quả cho thấy có 06 yếu tố có tác động đến động lực làm việc của nhân viên, gồm: Lãnh đạo; Đào tạo và thăng tiến; Công việc thú vị; Đồng nghiệp; Thu nhập và phúc lợi; Khen thưởng và công nhận. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị tập trung 06 yếu tố đã nêu để có thể nâng cao động lực làm việc tại Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco Tiền Giang

25 Biện pháp tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần viễn thông FPT Đà Nẵng / Trương Hoàng Hoa Duyên, Lê Phúc Minh Chuyên // .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 123 – 126 .- 658.312 4

Bài viết phân tích những yếu tố tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT – Chi nhánh Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu cho thấy, 4 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty gồm: Bản chất công việc, tiền lương, phúc lợi, môi trường làm việc

26 Một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên y tế: tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai / Trần Mai Đông, Trần Huỳnh Ngân // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 49-54 .- 658

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đóng góp một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ y tế, góp phần giữ chân nhân viên có chuyên môn và làm tăng sự gắn kết của họ. Qua việc biện dẫn các lý thuyết có liên quan, nghiên cứu đề xuất mô hình lý thuyết gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên: (1) Lương và phúc lợi, (2) Đào tạo - thăng tiến, (3) Cấp trên, (4) Đồng nghiệp, (5) Điều kiện làm việc và (6) An toàn công việc. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn tay đôi với 5 nhân viên y tế (là bác sỹ, dược sỹ và điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc trên 4 năm) nhằm tìm hiểu sâu những nguyên nhân dẫn đến sự chưa thoả mãn trong công việc của nhân viên; đồng thời, hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thang đo cho bảng khảo sát chính thức. Kết quả khảo sát 223 nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho thấy, đồng nghiệp và điều kiện làm việc là hai yếu tố mà nhân viên cảm thấy hài lòng hơn những yếu tố còn lại. Trong khi đó, an toàn công việc là yếu tố nhận được sự hài lòng ít nhất từ người lao động.

27 Duy trì nhân viên có trình độ sau đại học làm việc trong khu vực công: Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Hồ Hải, Nguyễn Viết Bằng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 275 .- Tr. 93-103 .- 658

Bài viết này xác định và đo lường các yếu tố tác động đến việc duy trì nhân viên có trình độ sau đại học đang làm việc trong khu vực công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết sử nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn 15 chuyên gia và thảo luận nhóm cùng 10 đối tượng khảo sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn 278 đáp viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố đào tạo, phát triển nghề nghiệp, lương và phúc lợi, và môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của nhân viên, và việc duy trì nhân viên chịu sự tác động của cả năm yếu tố này. Bài viết đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm duy trì nguồn lao động có trình độ sau đại học trong khu vực công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

28 Yếu tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các ngân hàng thương mại cổ phần / Hoàng Thị Huệ, Võ Thy Trang // Tài chính .- 2019 .- Số 716 .- Tr. 76 – 78 .- 332.1

Bài viết phân tích những yếu tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên trong các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gắn kết của nhân viên với tổ chức đã được các ngân hàng rất quan tâm, bởi trong thực tế, có sự khác biệt khá lớn trong gắn kết tình cảm theo giới tính; trong gắn kết duy trì theo độ tuổi; trong gắn kết duy trì theo thâm niên công tác và trong gắn kết duy trì theo thu nhập bình quân.

29 Một số yếu tố tác động đến hành vi đổi mới, sáng tạo trong công việc của nhân viên / Cao Quốc Việt, Nguyễn Văn Chương // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 496 .- Tr. 51-60 .- 658

Khảo sát hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên và các yếu tố tác động bao gồm: sự tự chủ trong công việc, sự bất ổn trong công việc, sự gắn kết trong công việc; qua đó đưa ra một gợi ý giải pháp có ý nghĩa cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực của các tổ chức và doanh nghiệp.

30 Nghiên cứu ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo tác động lên sự tận tâm của nhân viên Tổng công ty Dầu Việt Nam khu vực Vũng Tàu / Vũ Anh Hữu, Cảnh Chí Hoàng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 205-211 .- 658

Phân tích tác động của các phong cách lãnh đạo tác động lên sự tận tâm của nhân viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những trong giai đoạn khó khăn về kinh tế hiện tại mà còn cho tương lai. Việc hiểu được tác động này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo có những quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả công việc của nhận viên và từ đó có thể tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động cửa tổ chức. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng gộp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo về lĩnh vực phong cách lãnh đạo vốn vẫn còn hạn chế trong môi trường học thuật Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích biểu diễn mối quan hệ của các phong cách lãnh đạo đến sự tận tâm của nhân viên tại tổ chức cụ thể là Tổng công ty Dầu Việt Nam. Cụ thể là: Xác định các yếu tố của các phong cách lãnh đạo tác động lên sự tận tâm của nhân viên Tổng công ty Dầu Việt Nam khu vực Vũng Tàu; Đo lường mức độ tác động của các yếu tố thuộc phong cách lãnh đạo đến sự tận tâm của nhân viên Tổng công ty Dầu Việt Nam khu vực Vũng Tàu; Đưa ra những đề xuất liên quan đến các phong cách lãnh đạo đến sự tận tâm của nhân viên Tổng công ty Dầu Việt Nam khu vực Vũng Tàu.