CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục phổ thông--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng triển khai tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 năm học 2022 - 2023 / Bùi Thanh Thủy, Hồ Thị Hồng Vân, Võ Thanh Hà, Lê Anh Tuấn, Đặng Minh Phượng // .- 2024 .- Tập 20 - Số 02 .- Tr. 36-42 .- 370

Hiện nay, nội dung giáo dục địa phương cấp Trung học phổ thông đã và đang được triển khai tổ chức thực hiện tại các nhà trường. Năm học 2022 - 2023 tổ chức dạy học tài liệu giáo dục địa phương lớp 10. Để nắm bắt được những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, nghiên cứu đã khảo sát 1542 cán bộ quản lí và giáo viên dạy học tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 ở 10 tỉnh/thành phố về các nội dung: tập huấn sử dụng tài liệu, phân công giáo viên dạy học nội dung giáo dục địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục và phương thức tổ chức dạy học, hình thức và hiệu quả sử dụng tài liệu, các điều kiện đảm bảo để triển khai tài liệu.

2 Vận dụng kĩ thuật đọc “SQ3R” vào dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực cho học sinh / Trịnh Văn Sỹ // .- 2024 .- Tập 20 - Số 02 .- Tr. 43-47 .- 370

Kĩ thuật đọc hiểu SQ3R là một chiến thuật đọc nổi tiếng giúp học sinh một số thao tác cụ thể và hữu ích cho từng giai đoạn đọc. Chính vì vậy, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích kĩ thuật và vận dụng vào dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển đa dạng kĩ năng mà Chương trình 2018 yêu cầu.

3 Những thay đổi chính sách kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông sau 10 năm triển khai Nghị quyết 29/NQ-TW / Nguyễn Quý Thanh, Phạm Quang Tiệp, Lê Thái Hưng, Lê Lâm // .- 2024 .- Tập 20 - Số 01 .- Tr. 1-11 .- 370

Bài viết này là một phần trong kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học “Khảo sát và nghiên cứu về đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông”. Nội dung bài viết tập trung vào các vấn đề chính sau: 1) Xem xét những thay đổi về chính sách kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ sau Nghị quyết 29/NQ-TW; 2) Đánh giá ưu điểm và tồn tại của những chính sách về kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông 10 năm qua.

4 Đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa cho phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh / Dương Trí Dũng // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 54-56 .- 658.3

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng của cả nước; là một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Những thành tựu này vừa là cơ sở để nâng cao hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành phố, vừa là động lực góp phần xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

5 Rào cản và thách thức trong phát triển giáo dục phổ thông ở vùng miền núi Tây Bắc hiện nay / PGS.TS. Nguyễn Đức Chiện // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 44 - 51 .- 370

Chỉ rõ nhận thức từ phía cha mẹ và học sinh, hoàn cảnh, gia đình, phong tục tập quán địa phương, đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng, địa hình, thời tiết… là những nhân tố chi phối việc đến trường của học sinh ở vùng miền Tây Bắc.