CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhi khoa
31 Loạn dưỡng não - thượng thận ở trẻ em: Báo cáo 2 ca bệnh / Ngô Thị Thu Hương, Đinh Thị Ngọc Mai, Lương Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Kim Dung, Đinh Trung Thành // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 247-253 .- 610
Nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị. Đột biến trên gen ABCD1 được phát hiện bằng kỹ thuật giải trình tự gen. Phát hiện sớm, điều trị sớm giúp cho trẻ kéo dài được thời gian sống và tư vấn di truyền cho gia đình để tránh sinh ra trẻ bị bệnh.
32 Báo cáo ca bệnh: viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ đẻ non / Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thanh Thảo, Vũ Mạnh Hoàn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 276-279 .- 610
Viêm ruột thừa ở trẻ sơ sinh (Neonatal Appendicitis - NA) là một bệnh rất hiếm gặp với tỉ lệ 0,04 - 0,2%. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở trẻ đẻ non với tỷ lệ biến chứng thủng/vỡ ruột thừa cao và diễn biến nhanh chóng dẫn đến viêm phúc mạc. Chẩn đoán bệnh thường muộn do các triệu trứng lâm sàng kín đáo, không đặc hiệu và bệnh hiếm gặp. Tỷ lệ tử vong cao 23%. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán trong mổ . Chúng tôi báo cáo ca bệnh đầu tiên được chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ sơ sinh 8 ngày tuổi, đẻ non 33 tuần tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
33 Báo cáo ca bệnh: hội chứng chèn ép khoang ở trẻ sơ sinh / Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Đào Thị Thanh Sơn, Vương Thị Huyền Trang, Phạm Thảo Nguyên, Lê Tuấn Anh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 311-316 .- 610
Hội chứng chèn ép khoang ở trẻ sơ sinh là một tình trạng hiếm gặp, hậu quả của quá trình thiếu máu cục bộ tiến triển và hoại tự mô của chi tổn thương, biểu hiện ngay lúc sinh hoặc sau khi sinh. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chèn ép khoang ở trẻ sơ sinh bao gồm sự tăng đông hoặc chấn thương, mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được hiểu một cách kỹ lưỡng. Nhận biết sớm để chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật kịp thời có thể đem lại tiên lượng tốt. Tuy nhiên do hội chứng này hiếm gặp nên dễ bị bỏ sót. Đặc điểm lâm sàng nổi bật của hội chứng này là tình trạng sưng nề các đầu chi kèm theo những tổn thương đa dạng trên da. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi mắc hội chứng chèn ép khoang với nguyên nhân được cho là rách động mạch cánh tay liên quan đến quá trình tiêm truyền. Trẻ đã được phẫu thuật mở cân cấp cứu và đã hồi phục cử động về bình thường sau phẫu thuật.
34 Tỷ lệ viêm phúc mạc trên trẻ thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy, Đào Trường Giang, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 79-85 .- 610
Nhằm đánh giá tỷ lệ viêm phúc mạc trên trẻ thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Thẩm phân phúc mạc là phương thức lọc máu ưu tiên cho trẻ cần điều trị thay thế thận, trong đó viêm phúc mạc là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thẩm phân phúc mạc. Viêm phúc mạc là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ phải nhập viện điều trị, chiếm 58,2% tổng số lần bệnh nhân nhập viện vì biến chứng ở trẻ thẩm phân phúc mạc, với tỷ lệ 0,64 đợt/bệnh nhân – năm. Tỷ lệ nuôi cấy âm tính ở các đợt viêm phúc mạc còn cao 56,4%. Căn nguyên hay gặp nhất là Staphylococcus aureus. Thẩm phân phúc mạc là phương thức lọc máu được trẻ em lựa chọn vì nhiều lý do, bao gồm giá thành rẻ, quy trình đơn giản cho phép thực hiện tại nhà để trẻ có thể trở lại trường học bình thường và các hoạt động khác.
35 Đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai của các sản phụ tiền sản giật nặng được vô cảm bằng gây mê toàn thân hoặc gây tê vùng / Đinh Hà Giang, Nguyễn Văn Hùng // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 46-50 .- 610
Bài viết đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai trên180 sản phụ tiền sản giật nặng được vô cảm bằng gây mê toàn thân hoặc gây tê vùng. 180 sản phụ được chia làm 3 nhóm, nhóm 1 được gây mê nội khí quản, nhóm 2 được gây tê tủy sống và nhóm 3 được gây tê tủy sống - ngoài màng cứng phối hợp. Kết quả cho thấy chỉ số Apgar phút thứ nhất của 3 nhóm lần lượt là 6,7 ± 1,8; 8,4±0,7 và 8,5 ± 0,8. Chỉ số Apgar phút thứ 5 của 3 nhóm lần lượt là: 8,4 ± 1,5; 9,3±0,7 và 9,4 ± 0,8. Chỉ số pH máu động mạch rốn sơ sinh của 3 nhóm tương ứng là: 7,29 ± 0,14; 7,35 ± 0,08 và 7,35 ± 0,88. Các chỉ số khí máu động mạch rốn khác tương đương nhau ở 3 nhóm.
36 Thực trạng kiến thức chăm sóc sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Hô hấp và Tiết niệu trẻ em Bệnh viện Đa khoa Saint Paul năm 2014 / Nguyễn Thị Kiều, Lê Văn Thêm // Y học thực hành .- 2018 .- Số 1 (1066) .- Tr. 14-17 .- 615
Mô tả kiến thức về chăm sóc sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Hô hấp và Tiết niệu trẻ em Bệnh viện Đa khoa Saint Paul. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức chăm sóc sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Hô hấp và Tiết niệu trẻ em Bệnh viện Đa khoa Saint Paul.
37 Thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật làm rốn sơ sinh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương thực tập tại Khoa Sản thường – Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hải Dương tháng 11 năm 2015 / Lê Văn Thêm, Phạm Hương Sen và CS // Y học thực hành .- 2017 .- Số 12 (1064) .- Tr. 33-35 .- 610
Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật làm rốn sơ sinh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương thực tập tại Khoa Sản thường – Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hải Dương tháng 11 năm 2015.
38 Tỷ lệ biếng ăn của trẻ <5 tuổi tại phòng khám Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Đức Tâm, Lưu Thị Mỹ Thục // Y học thực hành .- 2017 .- Số 10 (1059) .- Tr. 55-58 .- 610
Xác định tỉ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan đến biếng ăn ở trẻ.
39 Hội chứng thận hư trẻ em: Cơ sở di truyền trong nghiên cứu và điều trị / Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Huy Hoàng // Công nghệ Sinh học .- 2016 .- Số 14(3) .- Tr. 393-404 .- 610
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên thế giới nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về cơ sở di truyền trong nguyên nhân gây bệnh và trong điều trị đối với hội chứng thận hư ở trẻ em.