CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Khủng hoảng Kinh tế
1 Xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam bằng phương pháp Signal Approach / Trần Ngọc Hà // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 26 - 30 .- 657
Bài viết tập trung tìm hiểu về khủng hoảng tiền tệ và mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ. Bằng phương pháp Signal Approach (tiếp cận tín hiệu), tác giả đã xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01/1998 đến tháng 12/2021. Mô hình dựa trên hệ thống chỉ số cảnh báo gồm 10 biến số bao gồm: Tỷ giá hối đoái, M2/Dự trữ ngoại hối, số nhận tiền M2, dự trữ ngoại hối, chênh lệch lãi suất nội địa và nước ngoài, giá trị xuất khẩu/Nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu. Kết quả mô hình cho thấy xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ cao nhất là giai đoạn 2008-2011 ở mức 60%. Đồng thời, các biến có khả năng dự báo cao là tỷ giá thực, dự trữ ngoại hối, M2, M2/Dự trữ ngoại hối, nhập khẩu và lãi suất cho vay/lãi suất tiền gửi.
2 Thế giới đối mặt nguy cơ lặp lại khủng hoảng năng lượng thập niên 70 / Quang Đặng // Công thương .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 26-27 .- 330
Nhiều nhà phân tích cảnh báo thế giới có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng mới có quy mô tương đương hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng dầu những năm 1970. Giá năng lượng tăng vọt đang khiến áp lực lạm phát tại nhiều quốc gia ngày càng lớn hơn, tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
3 Cách nào để phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid 19? / Lê Hoàng Đức // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.48 - 51. .- 330
Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ suy giảm tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế, do tác động xấu của dịch Covid 19. Làm cách nào để hồi phục nền kinh tế nhanh chóng mà không gây ra hệ luỵ trong tương lai là vấn đề đặt ra. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là hai công cụ quan trọng nhằm điều chỉnh nền kinh tế, ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng và khắc phục những bất cập. Trước cú sốc do dịch Covid 19 gây ra, việc lựa chọn liều lượng hợp lý của từng chính sách cụ thể là không dễ dàng. Minh chứng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cho thấy, các chính sách của Nhà nước dường như tỏ ra chưa sẵn sàng triệt tiêu các tác nhân gây ra khủng hoảng, đặc biệt là chưa khắc phục được các yếu tố mang tính chất cơ cấu trong nền kinh tế. Bài viết này cung cấp các bằng chứng thực tiễn và đưa ra giải pháp phù hợp giúp Việt Nam đối phó với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu của nền kinh tế.
4 Liên minh châu Âu năm 2019 : nỗ lực vượt khủng hoảng, trì trệ, hướng đến cải cách, phát triển / Đinh Công Tuấn, Đinh Công Hoàng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 2 (233) .- Tr. 3-11 .- 332.1
Nhìn lại năm 2019 của EU: kinh tế tăng trưởng chậm lại; chính trị tiếp tục phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn kéo dài như Brexit, dân túy, chủ nghĩa nghi ngờ châu Âu… nhưng an ninh quốc phòng đã trở nên tự chủ, độc lập hơn và cả khu vực đang hướng tới những cải cách sâu rộng trong tương lai.
5 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, xung đột khu vực, dịch bệnh toàn cầu tới hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam (1991-2016) / Nguyễn Thùy Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 4 (89) .- Tr. 57-63 .- 658
Khái quát tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2016 và phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, xung đột khu vực, dịch bệnh toàn cầu đến hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
6 Tác động của công khai tiêu cực về khủng hoảng sản phẩm đến hình ảnh công ty và nhận biết thương hiệu: Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh / Phan Thị Lý, Võ Thị Ngọc Thú // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 133 .- Tr. 21-32 .- 658
Nghiên cứu này làm rõ tác động của công khai tiêu cực về khủng hoảng sản phẩm bởi truyền thông xã hội đến hình ảnh công ty và nhận biết thương hiệu. Trong đó, phản ứng của khách hàng đối với công khai tiêu cực trên các phương tiện truyền thông được xem xét với sự tác động của 2 yếu tố: Mức độ nghiêm trọng cảm nhận và cường độ công khai các thông tin liên quan đến sự kiện khủng hoảng. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, nghiên cứu khảo sát điều tra 313 khách hàng từ 18 tuổi có hiểu biết về một trong ba vụ khủng hoảng sản phẩm nổi bật trong ngành hàng tiêu dùng nhanh xuất hiện trên truyền thông trong giai đoạn 2015 đến nay. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy: Việc công khai tiêu cực về khủng hoảng sản phẩm trên các phương tiện truyền thông có tác động tích cực đến mức độ nhận biết thương hiệu (người tiêu dùng biết đến thương hiệu sản phẩm), tuy nhiên, nó lại có tác động tiêu cực đến hình ảnh công ty. Đặc biệt, cường độ công khai đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng nhận biết thương hiệu, trong khi mức độ nghiêm trọng cảm nhận lại được chỉ ra có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến hình ảnh công ty.
7 Cải cách mô hình giám sát đảm bảo ổn định tài chính sau khủng hoảng : tổng kết kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam / Đỗ Việt Hùng, Đào Thị Huyền Anh // Ngân hàng .- 2019 .- Số 2+3 .- Tr. 12-18 .- 332.1
Đề cập tới một trong những khía cạnh quan trọng liên quan đến những cải cách về mô hình giám sát đảm bảo ổn định tài chính trên thế giwois, đồng thời, trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn ở Việt Nam, bài viết sẽ chỉ ra những thách thức đối với mô hình giám sát tài chính mà VN phải đối mặt và đưa ra một số gợi ý chính sách trong thời gian tới.
8 Khủng hoảng tài chính và hiện tượng “quá lớn để sụp đổ” trong hệ thống ngân hàng Nigeria / Hà Công Anh Bảo // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 9 (157) .- Tr.11 – 19 .- 332
Phân tích và rút ra một số kinh nghiệm từ việc nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính và hiện tượng lớn để sụp đổ tại Nigeria.
9 Tác động của cuộc khủng hoảng Ukraina đến nền kinh tế Nga / Nguyễn Thanh Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 10 ( 217) .- Tr.31 – 42 .- 327
Cuộc khủng hoảng Ukaraina đã làm thay đổi vị trí của Nga trong trật tự toàn cầu, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và chính trị trong nước của Nga. Điều này không chỉ chứng minh nền kinh tế Nga đang tồn tại nhiều vấn đề mà còn cho thấy cuộc khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến lâu dài hơn đến tương lai của Nga.
10 Kinh nghiêm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia Châu Âu sau khủng hoảng / // Thị trường tài chính tền tệ .- 2016 .- Số 12 (453) tháng 6 .- Tr. 34-39 .- 332.12
Đề cập về kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới giai đoạn 1980-1998, kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các quốc gia châu Âu và bài kinh nghiệm cho Việt Nam, giải pháp và kiến nghị.