CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ký sinh trùng
1 Bước đầu xây dựng quy trình tetra-primer ARMS PCR phát hiện điểm đa hình đơn nucleotide exo-E415G của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam / Lê Văn Khánh, Trần Thu Huyền, Hoàng Văn Tổng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 01-05 .- 610
Kháng thuốc ở ký sinh trùng (KST) sốt rét Plasmodium falciparum có liên quan đến điểm đa hình đơn nucleotide (SNP) exo-E415G, là điểm đa hình được coi là dấu hiệu làm giảm nhạy với artemisinin và dẫn đến tăng tỷ lệ thất bại điều trị. Nghiên cứu này nhằm thiết lập quy trình phát hiện SNP exo-E415G trên KST Plasmodium falciparum kháng artemisinin bằng kỹ thuật tetra-primer ARMS PCR và bước đầu xác định tỷ lệ đột biến exo-E415G ở bệnh nhân thất bại điều trị với artemisinin ở khu vực Tây Nguyên. Quy trình xác định điểm SNP exo-E415G được tối ưu trên mẫu DNA của chủng chuẩn 3D7 và sàng lọc đột biến trên 123 mẫu máu toàn phần từ bệnh nhân thất bại điều trị với artemisinin được thu thập tại 3 tỉnh (Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk) thuộc khu vực Tây Nguyên, Việt Nam.
2 Chuyển đổi cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita / Nguyễn Vũ Phong, Hà Thị Trúc Mai, Đặng Lê Trâm, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Thị Ngọc Loan // .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 60-64 .- 363
Trình bày chuyển đổi cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita. Effector là các protein được tuyến trùng tiết vào trong tế bào thực vật, tạo thuận lợi cho quá trình ký sinh cây chủ. Bất hoạt các gene mã hóa effector này có thể làm giảm khả năng ký sinh của tuyến trùng và giúp hạn chế tác hại do tuyến trùng gây ra. Dựa vào trình tự gene Minc14137, cấu trúc amiRNA có khả năng bất hoạt sự biểu hiện của gene này đã được tổng hợp và biến nạp thành công vào vi khuẩn A. tumefaciens LBA4404 để tạo cây đậu nành biến đổi gene. Thời gian đồng nuôi cấy 6 ngày giúp tăng số mẫu tạo chồi sau lây nhiễm và hiệu quả chuyển nạp gene so với thời gian nuôi cấy 4 ngày. Cần tiếp tục cải tiến quy trình chuyển gene và tạo cây đậu nành, sau đó thực hiện khảo sát thực tế với tuyến trùng M. incognita nhằm làm sáng tỏ vai trò của effector MINC14137.
3 Phát hiên DNA của vi khuẩn Rickettsia và Orientia Tsutsugamushi trên động vật gặm nhấm và ngoại ký sinh trùng ở Hà Giang / Lê Thị Lan Anh, Võ Viết Cường, Trịnh Văn Toàn, Hồ Thị Hồng Nhung, Lê Thị Vân Anh, Cấn Thị Thu Thủy, Phạm Thị Hà Giang, Bùi Thị Thanh Nga, Bùi Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Châu // .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.543-552 .- 610
Nghiên cứu bệnh sốt do Rickettsia là bệnh truyền từ động vật sang người, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn thuộc chi Rickettsia. Vector truyền bệnh là ngoại ký sinh trùng như ve, mò, bọ chét, chấy, rận… thông qua vật chủ trung gian là động vật gặm nhấm và thú nhỏ như chuột, sóc, chồn, cáo… Trong nghiên cứu này, thành phần loài gặm nhấm và ngoại ký sinh trùng đã được khảo sát, đồng thời các kỹ thuật phát hiện Rickettsia cũng được thực hiện.
4 Phương thức lây truyền của ký sinh trùng Perkinsus olseni (Lester & Davis, 1981) và thử nghiệm bị bệnh trong điều kiện thí nghiệm / Phạm Quốc Hùng, Ngô Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Hồng Nhung // .- 2018 .- Số 05 .- Tr. 90-94 .- 610
Ký sinh trùng đơn bào Perkinsus olseni là một tác nhân gây chết hoàng loạt và nghiêm trọng cho nhiều loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tìm ra các phương thức lây truyền cũng như biện pháp phòng ngừa và điều trị là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra. Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá khả năng điều trị ký sinh trùng P.olseni bằng Desferrioxamine. Kết quả các thí nghiệm đã cho thấy P.olseni có thể lây truyền giữa các cá thể cùng loài và các cá thể khác loài. Desferrioxamine ở liều lượng 15 và 30 mg/L bước đầu cho thấy có khả năng làm giảm cường độ nhiễm P.olseni ở nghêu Bến Tre.
5 Nghiên cứu mô hình bệnh ký sinh trùng tại khoa Nhi và khoa Nhiễm của bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2012-2014 / Phạm Thế Hiền // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 27-31 .- 616
Qua nghiên cứu 5101 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị tại khoa Nhiễm và khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh trong 3 năm từ 2012-2014 đã thu được kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú bệnh ký sinh trùng năm 2013 là 43,74 phần trăm, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú bệnh ký sinh trùng năm 2012 là 31,58 phần trăm và năm 2014 là 24,68 phần trăm. Các bệnh thường gặp chiếm tỷ lệ cao là nhiễm virus ở vị trí không xác định, tay chân miệng độ 1.
6 Sắp xếp lại vị trí các họ sán lá (Digenea) phát hiện ở Việt Nam theo hệ thống phân loại hiện hành / Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Văn Hà // Sinh học .- 2017 .- Số 39(2) .- Tr. 133-141 .- 577
Cập nhật hệ thống phân loại sán lá song chủ và đối chiếu vị trí của các họ sán lá phát hiện tại Việt Nam
7 Ghi nhận mới loài tuyến trùng Meloidogyne incognita ký sinh gây sần rễ trên cây ngô tại tỉnh Đăk Lăk / // Sinh học .- 2017 .- Số 39(1) .- Tr. 15-23 .- 570
Phân tích các đặc điểm hình thái và giám định phân tử bằng kỹ thuật PCR-SCAR với mồi đặc hiệu, đa dạng về di truyền trình tự gene vùng ITS của loài tuyến trùng của quần thể Meloidogyne sp. trên ngô với các quần thể Meloidogyne incognita khác.
8 Hiệu lực gây chết và khả năng sinh sản của bốn chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng trên dế nhà (Acheta domesticus Linnaeus, 1758) trong điều kiện phòng thí nghiệm / Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Châu // Sinh học .- 2017 .- Số 39(1) .- Tr. 24-31 .- 570
Đánh giá khả năng gây chết và khả năng sinh sản của các chủng tuyến trùng epn của Việt Nam trên dế nhà phục vụ việc nhận nuôi, bảo tồn nguồn tuyến trùng epn.
9 Đặc điểm hình thái và phân tử của loài tuyến trùng Steinernema siamkayai ký sinh gây bệnh côn trùng ở Việt Nam / Nguyễn Như Trang, Nguyễn Ngọc Châu // Sinh học .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 244 – 251 .- 616.96
Cung cấp dẫn liệu về đặc điểm hình thái và phân tử của chugr tuyển trùng SDL13 thuộc loài tuyến trùng Steinernema siamkayai stock, Somsook & Reid 1998 được phân lập từ hệ sinh thái nông nghiệp Tây Nguyên.