Chuyển đổi cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita
Tác giả: Nguyễn Vũ Phong, Hà Thị Trúc Mai, Đặng Lê Trâm, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Thị Ngọc LoanTóm tắt:
Trình bày chuyển đổi cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita. Effector là các protein được tuyến trùng tiết vào trong tế bào thực vật, tạo thuận lợi cho quá trình ký sinh cây chủ. Bất hoạt các gene mã hóa effector này có thể làm giảm khả năng ký sinh của tuyến trùng và giúp hạn chế tác hại do tuyến trùng gây ra. Dựa vào trình tự gene Minc14137, cấu trúc amiRNA có khả năng bất hoạt sự biểu hiện của gene này đã được tổng hợp và biến nạp thành công vào vi khuẩn A. tumefaciens LBA4404 để tạo cây đậu nành biến đổi gene. Thời gian đồng nuôi cấy 6 ngày giúp tăng số mẫu tạo chồi sau lây nhiễm và hiệu quả chuyển nạp gene so với thời gian nuôi cấy 4 ngày. Cần tiếp tục cải tiến quy trình chuyển gene và tạo cây đậu nành, sau đó thực hiện khảo sát thực tế với tuyến trùng M. incognita nhằm làm sáng tỏ vai trò của effector MINC14137.
- Bước đầu xây dựng quy trình tetra-primer ARMS PCR phát hiện điểm đa hình đơn nucleotide exo-E415G của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam
- Phát hiên DNA của vi khuẩn Rickettsia và Orientia Tsutsugamushi trên động vật gặm nhấm và ngoại ký sinh trùng ở Hà Giang
- Phương thức lây truyền của ký sinh trùng Perkinsus olseni (Lester & Davis, 1981) và thử nghiệm bị bệnh trong điều kiện thí nghiệm
- Nghiên cứu mô hình bệnh ký sinh trùng tại khoa Nhi và khoa Nhiễm của bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2012-2014
- Sắp xếp lại vị trí các họ sán lá (Digenea) phát hiện ở Việt Nam theo hệ thống phân loại hiện hành