CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách--Tiền tệ
1 Định hướng quản lý, điều hành giá cả thị trường giai đoạn 2021-2025 / TS. Nguyễn Anh Tuấn // Tài chính .- 2021 .- Số 744+745 .- Tr. 43-46 .- 332.4
Công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2020, cũng như trong giai đoạn 2016-2020 có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp, ổn định qua các năm là một trong các yếu tố thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách vĩ mô của Chính phủ. Bộ tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương theo dõi diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm; tiếp tục điều hành chính sách tài khoá chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
2 Cách nào để phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid 19? / Lê Hoàng Đức // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.48 - 51. .- 330
Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ suy giảm tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế, do tác động xấu của dịch Covid 19. Làm cách nào để hồi phục nền kinh tế nhanh chóng mà không gây ra hệ luỵ trong tương lai là vấn đề đặt ra. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là hai công cụ quan trọng nhằm điều chỉnh nền kinh tế, ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng và khắc phục những bất cập. Trước cú sốc do dịch Covid 19 gây ra, việc lựa chọn liều lượng hợp lý của từng chính sách cụ thể là không dễ dàng. Minh chứng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cho thấy, các chính sách của Nhà nước dường như tỏ ra chưa sẵn sàng triệt tiêu các tác nhân gây ra khủng hoảng, đặc biệt là chưa khắc phục được các yếu tố mang tính chất cơ cấu trong nền kinh tế. Bài viết này cung cấp các bằng chứng thực tiễn và đưa ra giải pháp phù hợp giúp Việt Nam đối phó với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu của nền kinh tế.
3 Các gói hỗ trợ chống suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Trọng Tài // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 17 (554) .- Tr. 12-17 .- 330
Đề cập khái quát các gói hỗ trợ tài khóa - tiền tệ tại một số quốc gia và đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt nam thời gian tới.
4 Kiểm định mối quan hệ giữa đầu tư và dòng tiền: trường hợp Việt Nam / Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên // .- 2019 .- Số 57 (6) .- Tr. 48-62 .- 332
Kiểm tra mối quan hệ giữa đầu tư và dòng tiền trong bối cảnh Việt Nam - một nền kinh tế chuyển đổi nhỏ.
5 Diễn biến tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại Trung Quốc do ảnh hưởng căng thẳng thương mại với Mỹ và tác động đến Việt Nam / Nguyễn Thị Thái Hưng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 23(512) .- Tr. 25-28 .- 332.12
Bài viết điểm lại những diễn biến tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ của Trung Quốc; Phân tích những tác động đến nền kinh tế và hoạt động ngân hàng của VN, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị.
6 Nới lỏng định lượng kích thích tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng tài chính toán cầu / Nguyễn Thị Kim Nhung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 22(511) .- Tr. 29-32 .- 332.1
Bài viết tìm hiểu việc sử dụng các gói nới lỏng định lượng nhằm kích thích kinh tế tại 4 nền kinh tế lớn: Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, đồng thời liên hệ với việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.
7 Động thái chính sách tiền tệ của Trung Quốc hiện nay và tác động đến nền kinh tế Trung Quốc / TS. Đặng Thu Thủy // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 6 (202) .- Tr. 8-19 .- 332.12
Phân tích các chính sách tài chính của Trung Quốc sau Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII. Hướng tác động từ chính sách tiền tệ đối với kinh tế Trung Quốc thời gian tới.
8 Tác động của giá dầu tế giới đến các yếu tố vĩ mô tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Tú Vân, Đào Tuyết Lan // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 682 tháng 06 .- Tr. 59-61 .- 332.4
Triình bày các nghiên cứu thực nghiệm; Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; Hàm ý chính sách và một số đề xuất.
9 Đánh giá cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua / Vũ Mai Chi // Ngân hàng .- 2018 .- Số 16 tháng 8 .- Tr. 10-16 .- 332.12
Tổng quan về cơ chế truyền tài chính sách tiền tệ; Đánh giá cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua;Một số khuyến nghị.
10 Phản ứng của giá cổ phiếu đối với biến động chính sách kinh tế thế giới và chính sách tiền tệ tại Việt Nam / Lê Hồ An Châu, Nam Sỹ Nam, Nguyễn Thị Mai Huyên // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 29(3) tháng 3 .- Tr. 5-22 .- 330
Phân tích thực nghiệm về phản ứng của giá cổ phiếu trước các cú sốc về biến động chính sách kinh tế thế giới và thay đổi trong chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Sử dụng mô hình tự hồi quy vector dạng cấu trúc (SVAR) với các ràng buộc trong ngắn hạn và dữ liệu tháng trong giai đoạn từ 01/2008 đến 12/2017, nghiên cứu tìm thấy rằng chỉ số VN-Index phản ứng nhanh và tức thời đối với biến động trong chính sách kinh tế thế giới; cụ thể sự gia tăng trong biến động chính sách làm cho giá chứng khoán biến động mạnh, giảm ngay tức thời sau đó lại tăng lại do những thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư và sự can thiệp trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách tiền tệ mở rộng đại diện bởi sự gia tăng trong cung tiền và tỷ giá làm cho giá cổ phiếu tăng, trong khi phản ứng với sự thay đổi của lãi suất ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, một cú sốc giá dầu thế giới cũng dẫn đến một sự giảm tạm thời trong giá cổ phiếu.