CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thị trường--Tài chính

  • Duyệt theo:
1 Tác động của văn hóa tới tài chính / Trương Hoàng Diệp Hương // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 79 – 83 .- 332

Sự phát triển của thị trường tài chính đóng một vai trò to lớn trong phát triển kinh tế. Sự phát triển tài chính đòi hỏi phải có các chính sách mạnh mẽ để quản lý và giám sát tất cả các tổ chức quan trọng trên thị trường, đồng thời thúc đẩy người dân và doanh nghiệp tham gia thị trường. Nghiên cứu này cho thấy, yếu tố văn hóa quốc gia có ảnh hưởng đến sự phát triển và cấu trúc của thị trường. Theo đó, nắm được tác động của các yếu tố văn hóa, chính phủ các quốc gia cần xây dựng các chính sách đặc trưng theo từng quốc gia nhằm đưa ra các định hướng đúng và phù hợp hơn.

2 Nghiên cứu mối liên hệ ESG với sự phát triển của thị trường tài chính / Cao Minh Tiến // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 231 .- Tr. 30-35 .- 658

Sự đồng vận động giữa sự phát triển của thị trường tài chính và các khoản đầu tư có tính đến các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) bằng cách nghiên cứu mối liên hệ giữa hai lợi nhuận theo thời gian và không gian tần số. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa thị trường tài chính nói chung và các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn ESG nói riêng bằng cách sử dụng dữ liệu hàng ngày từ năm 2007–2021 cho 19 quốc gia đang phát triển và 19 quốc gia đã phát triển. Kết quả của cho thấy các mô hình vận động đáng kể giữa ESG và sự phát triển của thị trường tài chính ở các tần suất, thang thời gian và giai đoạn mẫu khác nhau ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là trong thời kỳ hỗn loạn tài chính. Phần lớn, ghi nhận các biến động tích cực giữa lợi nhuận từ đầu tư vào thị trường tài chính và lợi nhuận ESG nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường tài chính.

4 Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia: Thách thức và khuyến nghị cho giai đoạn 2021-2030 / Lê Thị Thùy Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 6-10 .- 332.1

Bài viết phân tích, đánh giá về đảm bảo an ninh tài chính quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, nhận diện một số thách thức đặt ra và kiến nghị các giải pháp góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia giai đoạn 2021-2030.

5 Xu hướng giám sát thị trường tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Nguyễn Thị Hải Bình, Dương Ngọc Sơn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 27-31 .- 332.1

Trong thời gian qua, kinh tế - tài chính thế giới trải qua một thời kỳ đầy biến động bởi tác động của đại dịch Covid-19. Các hoạt động của nền kinh tế thực như thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất - kinh doanh… bị đứt gãy, đình trệ và suy giảm mạnh trên quy mô toàn cầu do hoạt động giãn cách xã hội diễn ra rộng khắp. Thị trường tài chính thế giới có những biến động mạnh và hầu hết ngân hàng trung ương các nước phải giảm mạnh lãi suất điều hành. Để hạn chế các tác động tiêu cực, chống đổ vỡ và đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống tài chính, nhiều quốc gia đã điều chỉnh cơ chế quản lý, giám sát thị trường tài chính.

6 Những vấn đề nổi bật của thị trường tài chính thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và một số lưu ý cho năm 2021 / Hà Huy Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 79-83 .- 332.1

Bài viết điểm lại những vấn đề nổi bật của thị trường tài chính ngân hàng trong nước và quốc tế trong năm 2020, đồng thời đưa ra một số cảnh báo rủi ro trong năm 2021.

7 Khảo sát dòng chảy thông tin từ các thị trường tài chính thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam : Tiếp cận bằng Transfer Entropy / Trần Thị Tuấn Anh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 21-33 .- 332.64

Bài viết sử dụng số liệu giá đóng cửa hàng ngày của thị trường dầu thô, thị trường vàng, thị trường chứng khoán Thượng Hải của Trung Quốc, thị trường chứng khoán Mỹ và các chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 6 năm 2019 để khảo sát dòng chảy thông tin từ các thị trường của thế giới đến Việt Nam bằng cách tính toán transfer entropy. Kết quả tính toán cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam, đại diện bằng chỉ số VN-index gần như không phản ứng với dòng thông tin từ thị trường dầu thô nhưng có phản ứng với thông tin từ thị trường vàng giao ngay với độ trễ 2 ngày. Bên cạnh đó, bằng chứng thống kê thông qua transfer entropy cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp nhận thông tin nhanh và mạnh từ thị trường Mỹ, một thị trường vốn năng động và lớn nhất thế giới. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng có tác động đến thị trường Việt Nam nhưng yếu hơn và có độ trễ từ 3 ngày.

8 Phát triển thị trường tài chính, chu kỳ kinh doanh và rủi ro ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các nước Đông Nam Á / Trần Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Vĩnh Khương // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 280 .- Tr. 39-48 .- 332.64

Phân tích tác động đồng thời của phát triển thị trường tài chính và chu kỳ kinh doanh đến rủi ro của 70 ngân hàng thương mại niêm yết tại 6 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển thị trường tài chính làm gia tăng rủi ro ngân hàng. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy chu kỳ kinh doanh làm giảm rủi ro ngân hàng. Ngoài ra, chu kỳ kinh doanh có tác động tiết chế đối với mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính với rủi ro ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của ngân hàng như khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng và vốn chủ sở hữu có tác động làm giảm rủi ro ngân hàng. Trong khi đó, đa dạng hóa doanh thu, thanh khoản, hiệu quả hoạt động có tác động làm tăng rủi ro ngân hàng. Cuối cùng, lạm phát có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro ngân hàng tại các quốc gia này. Từ các kết quả nghiên cứu này, một số hàm ý chính sách được phác thảo.

9 Xu hướng phát triển công nghệ Regtech và Suptech trên thị trường tài chính thế giới / Nhật Trung // Ngân hàng .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 36-43 .- 332.1

Nếu những vấn đề cơ bản về Regtech và Suptech, các lĩnh vực ứng dụng chủ yếu của chúng, kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý với Việt Nam.

10 Thị trường tài chính và vai trò của Nhà nước đối với tái cấu trúc thị trường tài chính / Nguyễn Thị Hải Hà // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 501 .- Tr. 62-71 .- 332.1

Phân tích thực trạng của thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đậy và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm tái cấu trúc thị trường tài chính đáp ứng tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Từ khoá: