CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thị trường--Tài chính
11 Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Hoàng Thị Duyên // Tài chính .- 2020 .- Số 727 .- Tr. 8 – 11 .- 332.024
Bài viết khái quát những kết quả đạt được trong nổ lực phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam thời gian qua, đưa ra một số kiến nghị gắn với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới.
12 Phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Ngọc Tú Vân // .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 364-367 .- 658
Nghiên cứu, đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế của thị trường tài chính. Từ đó xây dựng hệ giải pháp phù hợp, thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của thị trường tài chính trong thời gian tới.
13 Một số gợi ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm về mô hình giám sát tài chính đối với thị trường tài chính ở một số quốc gia / Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Hương Giang // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 403-409 .- 658
Nghiên cứu các mô hình giám sát tài chính ở một số quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả muốn rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm xây dựng được một mô hình giám sát tài chính phù hợp nhất trong điều kiện phát triển hiện nay của nền kinh tế nói chung và của thị trường tài chính cũng như các định chế tài chính nói riêng.
14 Phát triển toàn diện thị trường tài chính Việt Nam / Nguyễn Thùy Anh // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 410-413 .- 658
Tập trung đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế của phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian gần đây; phân tích quan điểm phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm phát triển thị trường tài chính.
15 Đo lường rủi ro hệ thống trên thị trường tài chính Việt Nam / Lương Thanh Hà, Nguyễn Thị Bình // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 291-295 .- 658
Trình bày các luồng thông tin trên hệ thống tài chính Việt Nam trong mối quan hệ với rủi ro hệ thống. Cụ thể, bài viết sẽ hệ thống lại các vấn đề liên quan đến rủi ro hệ thống, ý nghĩa và thực trạng đo lường rủi ro hệ thống phục vụ cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện nay và vai trò đánh giá rủi ro hệ thống đối với hoạt động đầu tư trên thị trường.
16 Giải pháp gia tăng khả năng tiếp cận các khoản vay trên thị trường tài chính của các công ty cổ phần xây dựng công trình niêm yết ở Việt Nam / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 551 .- Tr. 62-63,22 .- 658
Khái quát về tình hình huy động vốn trên Thị trường tài chính của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông niêm yết; Giải pháp tăng cường khả năng huy động nguồn vốn từ thị trường tài chính của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông niêm yết.
17 Thanh khoản thị trường tài chính Việt Nam và một số khuyến nghị / Lại Thị Thanh Loan // Ngân hàng .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 22-28 .- 332.1
Thực trạng thanh khoản thị trường tài chính Việt Nam; Đo lường thanh khoản tại thị trường tài chính Việt Nam; Kết quả đo lường thanh khoản tại thị trường tài chính Việt Nam; Một số khuyến nghị.
18 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và một số tác động đến Việt Nam / Trần Thị Thanh Hương // .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 136-138 .- 327.09 045
Trình bày diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, tác động đối với thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam và giải pháp giảm thiểu tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
19 Hệ thống các thước đo mức độ hội nhập thị trường tài chính trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Trần Thị Xuân anh, Nguyễn Thị Lâm Anh, Ngô Thị Hằng // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 10(485) .- Tr. 58-72 .- 332.1
Bài viết hệ thống hoá các thước đo mức độ hội nhập thị trường tài chính trên thế giới và kết quả ứng dụng cho Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp.
20 Cơ sở lý luận và một số khuyến nghị về phát triển thị trường tài chính xanh, bền vững. / Tuyết Mai // Chứng khoán Việt Nam .- 2018 .- Số 241 tháng 11 .- Tr. 10-13 .- 332.1
Trình bày cơ sở lý luận và một số khuyến nghị về phát triển thị trường tài chính xanh, bền vững.