CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vi sinh vật

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam / Phạm Quốc Long // .- 2024 .- Số 10 (787) .- Tr.41-44 .- 615

Từ năm 2000, các nhà khoa học tại Viện Hóa học Các hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã thực hiện chuỗi đề tài nghiên cứu về thành phần lipid của sinh vật biển. Đã có hơn 500 mẫu sinh vật ở 3 vùng biển Việt Nam (Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đến Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ) được thu thập và khảo sát. Các kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học giải quyết một loạt vấn đề khi tìm hiểu về sinh vật biển, qua đó phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam.

2 Nghiên cứu hoạt tính sinh học của vi nấm nội sinh trên cây thạch tùng Javanica (Huperzia Javanica) / Trịnh Thị Thu Hà, Phạm Thanh Hà, Hoàng Thị Yến, Lê Thị Minh Thành // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 52-57 .- 363

Nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát, tuyển chọn các chủng vi nấm nội sinh cây Thạch tùng javanica Việt Nam có khả năng sinh đa enzym và đa kháng VSV gây bệnh với mục tiêu hướng tới các nghiên cứu, khai thác ứng dụng xa hơn trong thực tế sản xuất nông - công - ngư nghiệp - dược phẩm tuần hoàn và bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3 Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật sản xuất phytase trong đất tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên / Đặng Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thị Tho, Đỗ Thu Hà, Nguyễn Thị Mộng Điệp // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 4(53) .- Tr. 63-71 .- 610

Phytase là một enzyme phân hủy các dạng phospho hữu cơ phức tạp như axit phytic thành các dạng vô cơ đơn giản hơn. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập và sàng lọc các chủng vi sinh vật sản xuất phytase trên môi trường hòa tan phosphat. Chúng tôi đã phân lập được 18 chủng vi khuẩn và 02 chủng nấm mốc sinh phytase. Sau khi sàng lọc các chủng này, một trong những chủng tốt nhất của mỗi loại đất sẽ được chọn để nhân nuôi sinh khối và thử nghiệm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn đầu của cây lúa. Kết quả thử nghiệm cho thấy enzyme phytase thu được từ môi trường nuôi cấy chủng nấm mốc VN1 và VN2 cho hiệu quả tốt nhất đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, có thể được sử dụng làm chế phẩm phân bón vi sinh bổ sung trong cho cây trồng bản địa.

4 Nghiên cứu phát triển dữ liệu lớn về hệ gen sinh vật và định hướng ứng dụng / Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Tường Vân, Kim Thị Phương Oanh, Nguyễn Đăng Tôn, Huỳnh Thị Thu Huệ, Nguyễn Thùy Dương, Phạm Lê Bích Hằng, Nguyễn Hải Hà // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 393-410 .- 572

Nghiên cứu và phân tích dữ liệu lớn về hệ gen sinh vật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và có tác động lớn đến đời sống xã hội trên quy mô toàn cầu. Nhờ sự ra đời của các công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, hệ gen sinh vật có thể nhanh chóng được xác định. Bài viết này tổng quan về: Các công nghệ sử dụng để tạo ra dữ liệu lớn về hệ gen; Một số dự án nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về hệ gen trên thế giới; Nghiên cứu phát triển dữ liệu lớn về hệ gen ở một số quốc gia và ở Việt Nam; Khai thác và ứng dụng dứ liệu lớn về hệ gen trong các lĩnh vực y dược học phục vụ chăm sóc sức khỏe con người, nông – lâm nghiệp, an toàn thực phẩm và môi trường.

5 Đánh giá khả năng phân hủy naphthalene và pyrene của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học / Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hoàng Phương Hà, Đồng Văn Quyền, Nguyễn Học Hương Trà, Lê Thị Nhi Công // .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.561-570 .- 610

Đánh giá khả năng phân hủy của 4 chủng vi khuẩn tạo màng sinh học là DQ41, PY2, PY6 và DG12. Kết quả cho thấy, hiệu suất phân hủy của 4 chủng vi khuẩn này ở dạng tạo màng sinh học đều đạt trên 79% với nồng độ cơ chất ban đầu tương ứng là 200 và 250 ppm naphthalene và pyrene. Kết quả này góp phần làm phong phú số lượng các chủng vi sinh vật tạo màng sinh học và có khả năng phân hủy các hợp chất thơm để phục vụ cho công nghệ xử lý ô nhiễm dầu tại Việt Nam.

6 Phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn lam có khả năng sinh tổng hợp chất điều hòa sinh trưởng / Đoàn Thị Oanh, Dương Thị Thủy, Nguyễn Thị Thu Liên, Đặng Thị Mai Anh, Hoàng Thị Quỳnh, Hoàng Minh Thắng, Vũ Thị Nguyệt, Lê Thị Phương Quỳnh // .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.571-579 .- 610

Trình bày phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn lam có khả năng sinh tổng hợp chất điều hòa sinh trưởng. Vi khuẩn lam là vi sinh vật quang hợp có khả năng tổng hợp các hợp chất thứ cấp, chúng tạo ra nhiều loại hoạt chất sinh học như lipopeptide, acid béo, độc tố, carotenoids, vitamins và chất điều hòa sinh trưởng thực vật được giải phóng vào môi trường nuôi cấy. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn lam thu từ đất nông nghiệp, các thủy vực nước ngọt (kênh, mương, sông) có khả năng sinh tổng hợp phytohormone indole-3-acetic acid (IAA). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của L-tryptophan đến khả năng sinh tổng hợp IAA của chủng này cho thấy nồng độ IAA tăng dần và đạt giá trị cao nhất khi bổ sung L-tryptophan vào môi trường nuôi cấy với hàm lượng 900 µg/Ml. Khả năng sinh tổng hợp IAA của các chủng vi khuẩn lam trên cho thấy tiềm năng ứng dụng của chúng trong công nghệ sinh học nông nghiệp.

7 Một số hiện tượng bất thường trong vi nhân giống thực vật và giải pháp khắc phục / Hà Thị Mỹ Ngân, Hoàng Thanh Tùng, Bùi Văn Lệ, Dương Tấn Nhựt // Công nghệ Sinh học .- 2020 .- Số 1(Tập 18) .- Trang 23-39 .- 570

Phân tích một số hiện tượng bất thường hay gặp trong vi nhân giống thực vật như thủy tinh thể; hiện tượng vàng và rụng lá; sự nhiễm vi sinh vật; hoại tử chồi đỉnh, rễ và mẫu mô nuôi cấy; sự hóa nâu mẫu, môi trường nuôi cấy và một số hạn chế khác.

8 Ảnh hưởng của chitosan đến một số tính chất của vi nang chứa Lactobacillus acidophilus / Ngô Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Thanh Duyên, Lê Ngọc Khánh // Dược học .- 2020 .- Số 6 (Số 530 năm 60) .- Tr. 37 - 40, 68 .- 610

Đánh giá vai trò bảo vệ vi sinh vật của chitosan khi phối hợp với alginat đồng thời đánh giá khả năng bảo toàn tương tác alginat- chitosan khi ủ vi nang trong môi trường mô phỏng dịch dạ dày.

9 Metagenomic analysis of bacterial diversity in two types of microbial fuel cells = Nghiên cứu sự đa dạng vi khuẩn ở hai dạng pin vi sinh sử dụng phương pháp phân tích metagenomic / Trần Thị Thanh Huyền, Phạm Thế Hải // Công nghệ Sinh học .- 2020 .- Số 17 (2) .- Tr. 387-392 .- 616

Sự đa dạng của vi khuẩn trong hai loại MFC (dạng cảm biến BOD – H1 và dạng cảm biến độc tính – E2) được tìm hiểu thông qua phân tích các gen 16S rRNA trong các metagenome tương ứng.

10 Xử lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học hiếu khí với vi sinh vật chịu mặn / Ngô Duy Thái, Hồ Kỳ Quang Minh, Nguyễn Phước Dân // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 37 - 39 .- 363

Nghiên cứu hiệu quả xử lý chất hữu cơ của hệ thống bùn hoạt tính được bổ sung chủng vi sinh vật chịu mặn theo tỷ lệ 500:1 ở độ mặn đến 45 g NaCI/I.