CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài nguyên nước
31 Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững / Châu Trần Vĩnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 60-61 .- 363
Trình bày việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý tài nguyên nước năm 2021.
32 Thực trạng nguồn nước và ứng dụng công nghệ quản trị tài nguyên nước / ThS. Nguyễn Thị Thu Hường // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 18+19 (344+345) .- Tr. 93-94 .- 363
Trình bày những nghiên cứu cụ thể và ứng dụng nhiều giải pháp khoa học về quản trị tài nguyên nước.
33 Thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước: Thực trạng và định hướng hoàn thiện / ThS. Ngô Chi Hướng // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 14(340) .- Tr. 61-62 .- 343
Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tài nguyên nước; Giải pháp hoàn thiện.
34 Quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước bà khoáng sản – những đề xuất sửa đổi, bổ sung / Bùi Xuân Tiến // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 1+2 (327 + 328) .- Tr. 100 - 101 .- 363
Trình bày nội dung về quy định về xử phạt vi phạm hành chính, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai và một số đề xuất , kiến nghị.
35 Hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ nguồn nước quốc gia / Tâm Nguyễn // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 28-29 .- 363
Nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả, công bằng và bền vững tài nguyên nước, Việt Nam đã thực hiện một số công cụ quản lý dựa trên tiếp cận thị trường như: Thuế tài nguyên nước; phí và lệ phí trong khai thác sử dụng nước; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập, trong điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước một cách có hiệu quả.
36 Nghiên cứu ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước sông Cần Thơ đến năm 2020 và 2050 / // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 14 (316) .- Tr. 28– 30 .- 363
Nước được xem là nguồn tài nguyên quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thay đổi lưu lượng nước do việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sống Mê Công. Do đo, việc tính toán cân bằng nước nhằm mục đích bảo đảm đáp ứng nhu cầu dùng nước trên địa bàn là việc làm rất cần thiết. Để thực hiện việc tính toán vân bằng nước trong tương lai nhằm đưa ra dự báo giúp các nhà quy hoạch có thêm công cụ cần thiết, mô hình Hệ thống đánh giá và quản lý nguồn nước - The Water Evaluation and Planning System (WEAP) đã được sử dụng tính toán trữ lượng nước sông Cần Thơ và nhu cầu sử dụng nước ở các năm 2020 và 2050. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đến năm 2020 và 2050, mặc dù nhu cầu dùng nước trên địa bàn TP. Cần Thơ tăng và trữ lượng có thay đổi, tuy nhiên trữ lượng nước sông Cần Thơ vẫn bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước trên địa bàn.
37 Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro do biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt / Bùi Đức Hiếu, Nguyễn Thị Liễu, Đặng Quang Thịnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 11(313) .- Tr. 11-13 .- 363
Đề cập phương pháp đánh giá rủi ro do Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt bao gồm cả phương pháp truyền thống đến hiện đại theo hướng tiếp cận mới nhất của IPCC về đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu.
38 Tác động móng cọc khoan nhồi của các công trình xây dựng tới tài nguyên nước dưới đất tại khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội / Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Văn Khuê, Đặng Trần Trung // .- 2018 .- Số 22 (300) .- Tr. 33 - 35 .- 621
Nghiên cứu tác động của hệ thống cọc khoan nhồi đến tài nguyên nước dưới đất tại khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
39 Chính sách quản lý tài nguyên nước dựa trên tiếp cận thị trường / Lê Anh Tuấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 17 (295) .- Tr. 39 - 40 .- 363.7
Nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả, công bằng và bền vững, Việt Nam đã thực hiện một số công cụ quản lý dựa trên tiếp cận thị trường như: Thuế tài nguyên nước; phí và lệ phí trong khai thác sử dụng nước; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập, trong điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước một cách có hiệu quả.
40 Thực trạng sử dụng nguồn nước sông Mê Kông theo Hiệp định Mê Kông năm 1995 - giải pháp ứng phó cho Việt Nam / Trần Thị Diệu Hương // Luật học .- 2017 .- Số 8 (207) .- Tr. 48-57 .- 340
Nêu giá trị của dòng sông Mê Kông, phân tích hành vi vi phạm của một số quốc gia thành viên tham gia Hiệp định Mê Kông năm 1995 và đưa ra một số giải pháp ứng phó cho Việt Nam.