CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Thương mại

  • Duyệt theo:
1 Khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số khuyến nghị / Trương Thị Thủy, Đào Ngọc Hà // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 56-59 .- 657

Bài viết chỉ ra những cam kết về thương mại hàng hoá trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU, đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định này.

2 Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA giữa Việt Nam – Liên Minh kinh tế Á - Âu / Nguyễn Đình Hoàn // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 68-71 .- 382

Bài viết chỉ ra những cam kết về thương mại hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU, đồng thời phân tích thực trạng xuất hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định này.

3 Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe giai đoạn 2000-2020 / Vũ Đăng Linh // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 19-21 .- 658

Bài viết này đưa ra cái nhìn tổng quan về sự tham gia kinh tế của Trung Quốc tại khu vực LAC, đặc biệt tập trung vào thương mại, FDI của Trung Quốc. Đồng thời, bài viết phân tích, so sánh quan hệ thương mại của Mỹ và EU với LẠC, đầu tư của Mỹ và EU vào khu vực LAC để có cái nhìn rõ nét hơn về quá trình mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc với LAC. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra đánh giá về ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc với khu vực LẠC và đưa ra kết luận về tác động của điều này đối với triển vọng tương lai của mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-LAC.

4 Srivijaya và những biến đổi trong quan hệ thương mại Đông Nam Á thế kỷ VII - XI / Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Ngọc Bách // .- 2023 .- Số 280 - Tháng 07 .- .- 327

Tập trung phân tích tiềm năng kinh tế, mối quan hệ ba cực: kinh tế, chính trị khu vực dưới tác động của nhiều nhân tố, trong đó có quan hệ kinh tế và những biến đổi của hệ thống hải thương Châu Á thế kỷ VII-XI.

5 Quan hệ thương mại Việt Nam – Brazil : thành tựu và triển vọng / Nguyễn Thị Hiền // .- 2023 .- Số 644 - Tháng 10 .- Tr. 7 - 9 .- 658

Bài viết sẽ tổng hợp, đánh giá những thành tựu chủ yếu của quan hệ thương mại Việt Nam – Brazil trong 10 năm qua và dự báo triển vọng phát triển của quan hệ này trong những năm sắp tới.

6 Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Pháp / Trương Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 149-151 .- 327

Dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất trong khối ASEAN tại Pháp và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang rất rộng mở. Pháp hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Trong khi đó, với việc Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu có hiệu lực, hoạt động đầu tư của hai nước cũng ngày càng được tăng cường. Bài viết trao đổi về thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Pháp trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

7 Thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc / Lê Thị Mai Anh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 155-157 .- 327

Việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đã có tác động tích cực, làm giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có thêm những khởi sắc đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cán cân thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc vẫn luôn thâm hụt ở mức cao, khoảng cách chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu ngày càng rộng hơn theo thời gian và chưa có dấu hiệu giảm. Bài viết trao đổi về thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Hàn Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai nước theo hướng bền vững.

8 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông / Trịnh Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 34 - 36 .- 658

Các nước Tây Á thường được gọi là các nước Trung Đông. Khu vực này bao gồm phần lớn là Bán đảo Ả Rập, Biển Đỏ ở phía tây, Biển Ả Rập ở phía đông nam và Vịnh Ba Tư ở phía Đông. Biên giới giữa Afghanistan và Iran đánh dấu giới hạn phía đông của Tây Á. Khu vực này gồm có 17 quốc gia, có diện tích khoảng 7,2 triệu kilômét vuông và dân số khoảng 371 triệu người. Thị trường có nhiều tiềm năng về kinh tế, tài chính và thương mại, trong đó tiềm năng về thương mại giữa Việt Nam và khu vực này còn rất lớn.

9 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN+6 / Lê Thị Thanh Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 74-76 .- 332

Bài viết sử dụng mô hình trọng lượng để phân tích các yếu tố tác động đến thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN+6 bao gồm GDP, dân số, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, tỷ giá hối đoái, biên giới quốc gia và hiệp định tự do hóa thương mại bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng: hồi quy thô, mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định và phương pháp Hausman Taylor.

10 Tác động của đại dịch Covid-19 đối với quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ / Trần Như Bắc, Trần Xuân Hiệp // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 4(125) .- Tr. 13-20 .- 327

Cung cấp những đánh giá chi tiết về tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ từ cuối năm 2019 đến đầu namw 2022. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị để phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.