CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng--Chính sách xã hội
1 Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi để thực hiện tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ / Phan Thị Hồng Thảo, Lăng Chánh Huệ Thảo, Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 14 - Tháng 7 .- Tr. 36-43 .- 332.4
Bài viết tập trung phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2018 - 2022 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh.
2 Sử dụng ngân hàng chính sách làm công cụ điều tiết phát triển kinh tế : kinh tế từ Trung Quốc / Hoàng Nguyên Khai // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 1 (122) .- Tr. 75-81 .- 330
Khái quát kinh nghiệm của Trung Quốc về việc thành lập và đưa vào hoạt động 3 ngân hàng chính sách. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, Đảng, Quốc hội và chính phủ cũng như thành lập một số định chế tài chính hoạt động có tính chất chính sách. Bài viết tiến hành phân tích, đánh giá, tập trung làm rõ các nội dung nói trên, đưa ra khuyễn nghị hàm ý chính sách.
3 Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Võ Nhai đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương / Chu Thị Thức, Hà Thị Thanh Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 133-134 .- 332.12
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách trong cả nước có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.
4 Tác động của tín dụng chính sách do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tới hộ nghèo tại vùng Bẳc Trung bộ Việt Nam / Lê Minh Trang // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 222-225 .- 332.12
Hiện tại vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bao gồm sáu tỉnh là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Mặc dù các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Bắc Trung bộ đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đời sống của người dân tại vùng nông thôn còn khó khăn. Sự ra đời của các chi nhánh thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội ở các tỉnh Bắc Trung bộ đã giúp đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp nhiều gia đình bớt đi cảnh nghèo khó, cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bài viết đưa ra thực trạng khó tiếp cận vốn của các hộ nghèo vùng Bắc Trung Bộ, từ đó đưa ra các giải pháp dẫn vốn chính sách đến các hộ nghèo.
5 Tác động của tín dụng ngân hàng chính sách xã hội tới sản xuất và giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên - Nghiên cứu trường hợp tại Đắk Lắk / Nguyễn Văn Đạt, Phan Thị Thanh Vân // .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 384-391 .- 658
Các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Chính sách này đã tạo điều kiện cho 604.891 hộ người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Đắk Lắk tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích tác động của vốn tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội tới sản xuất của hộ nông dân nghèo ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, từ đó đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm giảm nghèo một cách bền vững trong tương lai cho vùng này.
6 Phát huy vai trò của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết XII của Đảng / TS. Trần Thị Ngọc Trâm // Ngân hàng .- 2018 .- Số 12 tháng 6 .- Tr. 40-46 .- 332.12
Quan điểm của Đảng trong nghị quyết Đại hội XII về xây dựng nông thôn mới; Chính sách triển khai của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới; Thực trạng vai trò của Ngân hàng hành chính sách xã hội Việt Nam trong thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết XII của Đảng và mục tiêu của Chính phủ; Một số khuyến nghị góp phần tiếp tục phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách Xã hội VN trong xây dựng nông thôn mới thời gian tới.
7 Ngân hàng chính sách Xã hội Việt Nam: 15 năm một chặng đường hình thành và phát triển / PGS.TS. Nguyễn Hồng Nga // Ngân hàng .- 2017 .- Số 19 tháng 10 .- Tr. 42-47 .- 332.12
Lịch sử ra đời và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH); Cơ sở lý thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường; Các chương trình tín dụng của NHCSXH; Nguồn vốn của NHCSXH; Dư nợ vốn vay cho các hộ nghèo; Một số nhận xét về hoạt động của NHCSXH trong 15 năm qua; Một số kiến nghị đối với chỉnh phủ và địa phương.
8 Thực tiễn hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội và một số khuyến nghị chính sách / PGS.TS. Nguyễn Trọng Tài // Ngân hàng .- 2017 .- Số 12 tháng 6 .- Tr. 44-47 .- 332.12
Tập trung phân tích thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội trải qua 15 năm hình thành và phát triển, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những vấn đề còn bất cập, từ đó sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách về mô hình tổ chức và hoạt động, giúp ngân hàng thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị đặt ra cho nó.
9 Sử dụng công cụ SWOT cho xây dựng chiến lược hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển công nghệ hiện nay / PGS.TS. Lê Thanh Tâm, Nguyễn Hải Yến // Ngân hàng .- 2017 .- Số 13 tháng 7 .- Tr. 37-43 .- 332.12
Giới thiệu về công cụ SWOT; Sử dụng SWOT cho phân tích thực trạng và các điều kiện hoạt động trong tương lai đối với ngân hàng chính sách xã hộ (NHCSXH) Việt Nam;Xây dựng chiến lược hoạt động của NHCSXH theo mô hình SWOT.
10 Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội góp phần giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sơn La / TS. Nguyễn Thị Kim Nhung // Ngân hàng .- 2017 .- Số 13 tháng 7 .- Tr. 44-45 .- 332.12
Phân tích thực trạng tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Sơn La và gợi ý một số giải pháp nhằm góp phần giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sơn La.